Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 20/04/2024 | 14:08

Thứ bảy, 20/04/2024 | 14:08

Tin KHCN

Cập nhật lúc 12:54 ngày 14/02/2020

Rác thải được tái chế cho nhiều lợi ích ở Nhật Bản và Singapore

Trong bối cảnh đô thị hóa và tình tạng bùng nổ dân số gia tăng thì rác thải đã trở thành một vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng trên thế giới. Trước nguy cơ phải đố mặt với khủng hoảng rác thải, nhiều nước đã có các cách quản lý và sử dụng tái chế rác thải một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện riêng của từng vùng, từng nước. Tại Châu Á, Nhật Bản và Singapore là hai nước đi tiên phong trong xử lý, tái chế rác thải.
SINGAPORE: BIẾN RÁC THÀNH ĐIỆN
Singapore là nước trong khu vực Đông Nam Á với diện tích nhỏ nên đã có nhiều biện pháp quản lý và xử lý rác thải hiệu quả. Ngay từ năm 2001, Chính phủ Singapore đã triển khai chương trình xử lý rác thông minh. Theo đó, Singapore yêu cầu tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình, các chợ, các cơ sở kinh doanh để giảm chi phí. Quy trình chọn lọc và tái chế rác thải đã được giới thiệu đến hộ cư dân. Một hệ thống thu hom được ra mắt và các trường học, văn phòng, trung tâm mua sắm và các ngành đều tham gia vào chương trình tái chế này. Đến cuối năm 2005, có tới 56% số hộ gia đình Singapore tham gia chương trình tái chế rác thải.
Singapore chỉ chôn lấp 2% lượng rác thải rắn còn 38% được đốt để tạo ra điện, 60% lượng rác thải còn lại được tái chế, nhờ đó giảm được lượng rác đổ vào các bãi chôn, cùng lúc có thể tạo ra điện năng để sử dụng. Hiện tại, 4 nhà máy điện tử rác thải của Singapore đáp ứng gần 3% nhu cầu điện năng của Singapore. Singapore có kế hoạch xây dựng nhà máy thứ 5 biến rác thải thành điện, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019.
Đặc biệt từ năm 1995, Singapore đã xây dựng một bãi chôn rác ở đảo Semakau Landfill trên phần đất lấn biển. Đến nay, Semakau Landfill còn được biết đến như một khu sinh thái đa dạng với hơn 700 loài động thực vật khác nhau.
Thực tế, đảo rác Semakau Landfill bao gồm hai hòn đảo nhỏ gần nhau là Pulau Semakau và Pulau Sakeng. Để nối hai hòn đảo và ngăn cách phần biển quanh hai hòn đảo này với biển khơi bên ngoài, người ta đã cho xây một bờ kè dài 7km như bức tường thành vững chãi bao quanh hai hòn đảo. Phần biển trong bờ kè được phân chia làm 11 ô nhỏ, được phân tách bởi những bức tường dày được gia cố bằng cát, màng không thấm nước và đất sét nhằm ngăn không cho rác thải rò rỉ ra môi trường biển. Rác sẽ được chôn tại các ô này cho đến khi đầy, hết năm này sang năm khác. rác khi được chuyển về Semakau Landfill thực chất là "tro rác" và đã qua một giai đoạn xử lý kỹ càng.
NHẬT BẢN: RÁC THẢI SỬ DỤNG CHO NHIỀU LỢI ÍCH
Ở Nhật Bản, vấn đề xử lý rác thải và đảm ảo an ninh rác được thực hiện rất hiệu quả nhờ thực hiện thành công hệ thống phân loại rác ngay từ đầu và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại. Hệ thống phân loại rác hiện đại. Hệ thống phân loại rác của Nhật Bản tương đối phức tạp. Mỗi thành phố, thị trấn và quận đều có một hệ thống hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, 23 khu phố ở Tokyo có hệ thống phân loại rác riêng, tất cả rác có thể đốt cháy được yêu cầu đựng vào túi rác đỏ, rác không thể đốt cháy đựng trong túi màu xanh dương trong khi giấy, nhựa, bìa, thủy tinh và pin đựng ở túi màu trắng.
Lượng rác thải ở Nhật Bản ước tính khoảng hơn 45 triệu tấn mỗi năm. Do không có nhiều đất để chôn lấp rác, nước này buộc phải dựa vào giải pháp đốt rác. Nhật Bản sử dụng công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi, phương pháp hiệu quả để đốt những vật liệu khó cháy. Về cơ bản, công nghệ này xử lý rác bằng cách vùi rác vào một lớp cát, sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò, cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy rác. Cụ thể, rác thải sau khi phân loại khi cho vào buồng đốt sẽ được treo bên trên lớp đệm tro nóng sủi bọt, luồng không khí được nung từ dưới đáy buồng sẽ thổi lên, đẩy những phần rác chưa cháy hết đi lên, sau đó lại quay trở lại phía dưới để đốt lại một lần nữa.
Bên cạnh đó, hơn 20% tổng lượng rác thải hằng năm được Nhật bản đưa vào tái chế đó là trường hợp của giấy, chai nhựa dẻo và đặc biệt là các chai làm bằng nhựa PET - polyethylene terephthalate, thứ được sử dụng phổ biến tại Nhật và nhều nơi trên thế giới. Theo đó, những chai làm bằng nhựa PET sau khi được người dân phân loại cẩn thận sẽ được nung chảy ở nhiệt độ cao, sau đó xử lý để tạo thành các chai PET mới. Chai nhựa PET cũ cũng có thể kéo thành sợi, tạo thành các vật dụng khác như quần áo, túi xách, áo mưa...
Nhật Bản cũng là nước tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ lấp biển bằng đá nặng, xi măng, bụi và rác để tạo thêm đất mới. Cả hai sân bay quốc tế là Chubu Centrair và Kansai đều xây trên những hòn đảo nhân tạo được bồi lấp từ rác. Hay thủ đô Tokyo, nơi vấn đề thiếu đất đang rất nghiêm trọng thì đã có thêm khoảng 249km vuông đất "mọc" ra tại vịnh Tokyo.
Thùy Trang (TH)
(Bài đăng trên Tạp chí Môi trường Công nghiệp Xanh số 2 - tháng 6/2018)
lên đầu trang