Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 28/03/2024 | 22:53

Thứ năm, 28/03/2024 | 22:53

Năng suất chất lượng

Cập nhật lúc 09:22 ngày 20/04/2020

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng TPM của Bộ Công Thương

Trong năm 2018-2019, Bộ Công Thương đã hỗ trợ cho 24 doanh nghiệp điển hình áp dụng công cụ duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012.
Các hoạt động chính đã được triển khai tại 24 doanh nghiệp điển hình bao gồm hoạt động hướng dẫn về các trụ cột AM, PM, FI, HSE, E&T…; xây dựng và duy trì được các quy trình quản lý, bảo dưỡng thiết bị; đào tạo nội bộ hướng tới mục tiêu (1) không phế phẩm, (2) không sự cố dừng máy, (3) không hao hụt và (4) không tai nạn.
TPM là tên viết tắt của công cụ Bảo trì năng suất toàn diện, hướng tới mục tiêu luôn duy trì được năng suất tối đa của máy móc, thiết bị. Việc thực hiện TPM bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như: xây dựng chương trình bảo dưỡng thiết bị, giám sát việc thực hiện bảo dưỡng; nhận diện các tổn thất trong quá trình sản xuất; phân tích số liệu về tổn thất và lập ra các nhóm Cải tiến tập trung (Focus improvement – FI) để giảm thiểu các tổn thất này.
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất năm trong hai năm 2019-2020
Trong giai đoạn 2019-2020, Bộ Công Thương đã tổ chức chương trình hỗ trợ tư vấn cho các nhà máy, công ty sản xuất về TPM thông qua nhiệm vụ “Xây dựng và áp dụng bộ công cụ và phần mềm hỗ trợ TPM cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp” nhằm mục đích tiếp tục phổ biến, nhân rộng những lợi ích mà TPM mang lại cho doanh nghiệp.
Bộ cũng đã ban hành Công văn số 8850/KHCN với nội dung thông báo về chương trình hỗ trợ này tới các doanh nghiệp, theo đó, đối tượng được khuyến khích tham gia là tất cả các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, quy mô số lao động từ nhỏ, vừa, đến lớn và có sự cam kết tham gia của ban lãnh đạo công ty/nhà máy.
Các doanh nghiệp quan tâm xin vui lòng gửi phiếu đăng ký theo mẫu dưới đây về địa chỉ:
- Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội;
- Hoặc qua thư điện tử: [email protected][email protected]
Phiếu đăng ký của doanh nghiệp tham gia Chương trình sẽ được đơn vị tư vấn đánh giá và lựa chọn theo tiêu chí được Bộ Công Thương phê duyệt. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 024 2230 2306 (Chị Việt Hà); di động: 0829 296 296 (Chị Nga).
Theo Văn phòng NSCL
lên đầu trang