Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 29/03/2024 | 16:32

Thứ sáu, 29/03/2024 | 16:32

Năng suất chất lượng

Cập nhật lúc 13:19 ngày 25/04/2020

Lạng Sơn: Nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp bằng cách đầu tư công nghệ

Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển đồng đều, cũng như thúc đẩy nền kinh tế địa phương, tỉnh Lạng Sơn đã kịp thời hướng dẫn và đầu tư công nghệ, máy móc tiên tiến hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp tại đây.
Đầu tư và áp dụng các thành tự khoa học công nghệ, máy móc tiên tiến hỗ trợ sản xuất luôn được xem là chìa khóa để phát triển, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp sản xuất dù ở bất kỳ quy mô nào. Tại Lạng Sơn, sự hỗ trợ kịp thời của hoạt động khuyến công đã giúp cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, nâng cao sản xuất, tăng cạnh tranh và thúc đẩy nền kinh tế của địa phương.
Mậc dù tại một số cơ sở công nghiệp nông thôn thì vấn đề vốn lại là yếu tố cản trở trong quá trình đầu tư công nghệ, tuy nhiên nhờ có vai trò của cơ sở khuyến công đã đóng góp rất lớn hỗ trợ các doanh nghiệp thích ứng và áp dụng từng bước công nghệ. Qua đó, giúp nhiều doanh nghiệp tải tỉnh Lạng Sơn đạt được nhiều thành tựu khả quan trong năm vừa qua. 
Cơ sở sản xuất bún ngô tại tỉnh Lạng Sơn cũng áp dụng công nghệ trong dây chuyền sản xuất nâng cao năng suất
Điển hình, trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Lạng Sơn đã hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn của tỉnh đầu tư mua sắm máy móc thiết bị sản xuất tiên tiến góp phần tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cơ sở sản xuất chế biến, đóng gói chè Đồng Thuộc tại khu 3, Thị trấn Nông trường Thái Bình, huyện Đình Lập được hỗ trợ 150 triệu đồng từ kinh phí khuyến công đã đầu lắp đặt hoàn thiện hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất chè khô khép kín. Với quy trình khép kín từ búp chè tươi đến phân loại sản phẩm đóng gói, cơ sở chè Đồng Thuộc đã nâng cao nâng suất, tăng sản lượng lên 60 tấn/năm. Sản phẩm đầu ra được phân loại theo chất lượng sản phẩm, với các đơn hàng xuất khẩu luôn được đảm bảo chất lượng đồng đều, số lượng và kịp thời, hạn chế hàng bị trả lại.
Hợp tác xã (HTX) Nông sản sạch Tràng Định sau khi nhận được hỗ trợ 170 triệu đồng từ vốn khuyến công đã đầu tư máy xay xát, máy sấy, máy lọc sạn và máy tách màu tạo thành một chuỗi sản xuất gạo khép kín. Nhờ đầu tư công nghệ mới, HTX đã tạo ra được sản phẩm gạo đầu ra với nhiều mẫu mã, đảm bảo chất lượng, và đặc biệt năng suất tăng đáng kể. Doanh thu năm 2019 của hợp tác xã đạt hơn 2 tỷ đồng.
Cơ sở sản xuất bún ngô Thuận Anh, thôn Bình Chương 1, xã Đình Lập cũng đã được hỗ trợ từ nguồn khuyến công địa phương 90 triệu đồng để đầu tư máy móc thiết bị làm bún ngô gồm máy xay xát, máy nghiền, nhào, máy vo gạo, đùn bún và đóng gói sản phẩm. So với trước đây, sản xuất bún ngô bằng phương pháp thủ công công suất chỉ đạt 2-3 tạ bún/ngày thì từ khi có máy móc, năng suất của cơ sở tăng 1-1,5 tấn/ngày và thị trường mở rộng hơn trước, sản phẩm đã có mặt tại các tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Theo: VietQ.vn
lên đầu trang