Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 25/04/2024 | 18:44

Thứ năm, 25/04/2024 | 18:44

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 08:00 ngày 27/05/2020

Tuyển quặng crômit hạt mịn mỏ Cổ Định, Thanh Hóa trên thiết bị siêu trọng lực Knelson

Tóm tắt
Theo báo cáo quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng Cr, Mn giai đoạn đến năm 2025 có xét đến năm 2035 mỏ crômit Cổ Định, Thanh Hóa có trữ lượng cấp 121+122 là 2,65 triệu tấn quặng crôm.
Tuy nhiên, các dây chuyền hiện có của mỏ Cổ Định, Thanh Hóa đều đang dừng hoạt động vì nhiều lý do và một trong các nguyên nhân đó là hệ số thực thu thấp, thực thu quặng tinh Cr2O3 dao động 40÷45 %, trong đó thực thu cấp hạt mịn (-0,085 mm) chỉ đạt 8÷10 %. Nguyên nhân là do phân bố crôm trong các cấp hạt mịn lớn. Mặt khác, các thiết bị sử dụng trong dây chuyền là các thiết bị tuyển trọng lực truyền thống (máy lắng, vít đứng, bàn đãi, phân cấp cyclon,...) khả năng phân tuyển cấp hạt mịn hạn chế.
Nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng thu hồi quặng crôm trong các cấp hạt mịn, cần thiết phải nghiên cứu thử nghiệm tuyển cấp hạt mịn trên các thiết bị tuyển hiện đại có khả năng phân tuyển cấp hạt mịn tốt như thiết bị siêu trọng lực Knelson. Trong nghiên cứu này đã sử dụng thiết bị tuyển siêu trọng lực Knelson (MD4.5) để xử lý tuyển thu hồi quặng tinh crôm cấp hạt mịn (-0,085 mm) của mỏ crômit Cổ Định, Thanh Hóa.
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xác định lực ly tâm và áp lực nước phù hợp để tuyển thu hồi quặng tinh crômit cấp hạt mịn tại vùng quặng crômit Cổ Định, Thanh Hóa trên máy tuyển Knelson. 
Xem toàn bộ bài viết tại đây.
Trần Ngọc Anh, Trần Thị Hiến, Đinh Sơn Dương - Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện kim
(Nguồn: Tạp chí Công nghiệp Mỏ số 4 năm 2019)

lên đầu trang