Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 25/04/2024 | 17:20

Thứ năm, 25/04/2024 | 17:20

Tin KHCN

Cập nhật lúc 15:32 ngày 28/05/2020

KT và LG, Hàn Quốc, thiết lập liên minh AI

Các công ty công nghệ Hàn Quốc bao gồm KT, LG Electronics và LG Uplus đang thúc đẩy việc ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác AI và phát triển công nghệ AI. Ba công ty đang xem xét chia sẻ công nghệ AI, nguồn nhân lực và áp dụng các dịch vụ AI cho các dòng sản phẩm tương ứng của họ. Họ đang thảo luận về việc cho phép khách hàng của LG Uplus sử dụng nền tảng AI Giga Genie, hoặc tải GiGA Genie của KT trên các sản phẩm của LG Electronics.
Trong một cuộc họp gần đây, Giám đốc điều hành KT Koo Hyun-mo và Phó Chủ tịch LG Uplus Ha Hyun-hoe đã thảo luận lần đầu tiên về sự hợp tác giữa ba công ty. “Mặc dù chưa quyết định về chi tiết và lịch trình nhưng chúng tôi đang xem xét hợp tác về AI”, một quan chức của KT cho biết. 
Đây không phải là liên minh AI đầu tiên giữa các công ty Hàn Quốc, trước đó SK Telecom (SKT), Samsung Electronics và Kakao cũng đã hợp tác với nhau. Tháng 10 năm 2019, SKT và Kakao đã ký kết hợp tác để trao đổi cổ phiếu trị giá 300 tỷ won. Tại CES 2020, Las Vegas tháng 1 năm 2019, Chủ tịch SKT Park Jung-ho cũng cho biết SKT đang tìm kiếm một liên minh AI: “Tôi đã gặp Giám đốc điều hành Samsung Electronics Ko Dong Jin tại CES. Trong cuộc họp, chúng tôi đã nói về việc kết hợp các khả năng AI và phát triển các thương hiệu hoặc ứng dụng khác nhau phù hợp với từng công ty”. Một quan chức của SK Telecom cho biết thêm: “Chúng tôi chưa thảo luận chi tiết cụ thể. Chúng tôi đang xây dựng một nền tảng chung cho việc hợp tác”.
Liên minh giữa các công ty công nghệ thông tin Hàn Quốc nhằm thách thức sự thống trị thị trường AI của hai liên minh bao gồm các gã khổng lồ về công nghệ, đó là liên minh GAFA (bao gồm Google, Amazon, Facebook và Apple) của Mỹ và liên minh BATH (bao gồm Baidu, Alibaba, Tencent và Huawei) của Trung Quốc. Trong kỷ nguyên mà ranh giới dịch vụ giữa các quốc gia dần biến mất, các công ty cảm thấy cần phải hợp tác để mở rộng ra thị trường toàn cầu.
Trước đó, tháng 11 năm 2019, công ty Naver và Yahoo của Nhật Bản cũng tuyên bố sát nhập để trở thành một công ty AI toàn cầu. Thỏa thuận sát nhập cho biết, họ sẽ đặt mục tiêu tạo ra một công ty AI dẫn đầu châu Á và phần còn lại của thế giới thông qua một mô hình mang tính cách mạng. Theo kế hoạch, công ty hợp nhất này sẽ đầu tư100 tỷ yên vào AI mỗi năm.
Ngọc Diệp (Theo http://www.businesskorea.co.kr/news/articleView.html?idxno=46409) 

lên đầu trang