Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 20/04/2024 | 05:12

Thứ bảy, 20/04/2024 | 05:12

Tin KHCN

Cập nhật lúc 14:17 ngày 29/05/2020

Quảng Bình: Ứng dụng hiệu quả KH&CN trong phát triển kinh tế vùng đất gò đồi

Quảng Bình là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, được chia thành các vùng sinh thái cơ bản: vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Trong đó, diện tích vùng gò đồi là 1.677,95 km2, chiếm 20,8% tổng diện tích đất tự nhiên. Mặc dù tiềm năng diện tích vùng đất gò đồi của tỉnh Quảng Bình còn rất lớn, nhưng diện tích canh tác và hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế, cây trồng chủ yếu hiện nay là cao su và một số loại cây lâm nghiệp như thông, keo, tràm.
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên của tỉnh, kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học và thành tựu mới về giống cây trồng, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trên vùng đất gò đồi đã đạt được những kết quả bước đầu góp phần chuyển đổi có hiệu quả cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm phục vụ sản xuất hàng hóa. 
Nhân giống dạng dịch nấm Linh chi.
Trong đó, phải kể đến kết quả của Dự án “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình sản xuất giống, trồng và sơ chế dược liệu Kim tiền thảo và Sâm báo trên vùng đất gò đồi tỉnh Quảng Bình” (thuộc Chương trình nông thôn miền núi) được Bộ KH&CN giao cho Công ty TNHH nông nghiệp xanh Quảng Bình thực hiện. Với mục tiêu ứng dụng KH&CN để xây dựng thành công mô hình sản xuất giống, trồng và sơ chế dược liệu cây Kim tiền thảo, Sâm báo, dự án đã xây dựng thành công mô hình nhân giống và sản xuất được hàng trăm nghìn cây giống Kim tiền thảo và Sâm báo; trồng được 34 ha mô hình sản xuất dược liệu Kim tiền thảo và Sâm báo theo tiêu chuẩn GACP.
Bên cạnh đó, dự án đã đào tạo được một số cán bộ kỹ thuật và tập huấn cho người dân về kỹ thuật nhân giống, trồng, sơ chế dược liệu Kim tiền thảo và Sâm báo; xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sơ chế dược liệu… Mặc dù đến đầu năm 2021 mới kết thúc nhưng dự án đã bước đầu mở ra hướng đi mới tích cực cho địa phương.
Cùng với đó là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ nhân giống dạng dịch thể sản xuất giống nấm Linh chi và nấm Sò tại Quảng Bình” (thuộc Chương trình nông thôn miền núi) được thực hiện với mục tiêu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ nhân giống nấm Sò, nấm Linh chi dạng dịch thể đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi ngành nghề cho người dân vùng đất gò đồi tại 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh.
Sau 3 năm thực hiện (2016-2019), dự án đã tiếp nhận và làm chủ được 13 quy trình công nghệ nhân giống dịch thể và nuôi trồng, thu hoạch bảo quản chế biến nấm Sò, nấm Linh chi thương phẩm; xây dựng thành công mô hình sản xuất giống nấm cấp 1, 2, 3 dạng dịch thể có chất lượng cao (công suất 10.000 lít giống nấm/năm), mô hình sản xuất, chế biến và bảo quản nấm ăn và nấm dược liệu thành các sản phẩm chế biến (nấm sấy khô, nấm đóng túi, nấm đóng hộp, trà túi lọc Linh chi...) với công suất sấy khô của các mô hình đạt 7-10 tấn Linh chi/năm, 30-50 tấn nấm Sò khô/tháng.
Kết quả của dự án đã góp phần thúc đẩy nghề sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, thân thiện môi trường, mở ra hướng đi mới trong xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả trên vùng đất gò đồi của địa phương.
Trong khi đó, Dự án “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình sản xuất giống, trồng và sơ chế dược liệu Kim tiền thảo và Sâm báo trên vùng đất gò đồi tỉnh Quảng Bình” (thuộc Chương trình nông thôn miền núi) được Bộ KH&CN giao cho Công ty TNHH nông nghiệp xanh Quảng Bình thực hiện với mục tiêu ứng dụng KH&CN để xây dựng thành công mô hình sản xuất giống, trồng và sơ chế dược liệu cây Kim tiền thảo, Sâm báo. Dự án đã xây dựng thành công mô hình nhân giống và sản xuất được hàng trăm nghìn cây giống Kim tiền thảo và Sâm báo; trồng được 34 ha mô hình sản xuất dược liệu Kim tiền thảo và Sâm báo theo tiêu chuẩn GACP. Bên cạnh đó, dự án đã đào tạo được một số cán bộ kỹ thuật và tập huấn cho người dân về kỹ thuật nhân giống, trồng, sơ chế dược liệu Kim tiền thảo và Sâm báo; xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sơ chế dược liệu… Mặc dù đến đầu năm 2021 mới kết thúc nhưng dự án đã bước đầu mở ra hướng đi mới tích cực cho địa phương.
Ngoài ra, một số nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh như “Trồng và chế biến tinh bột nghệ”, “Trồng dứa thương phẩm”, “Sản xuất rau hữu cơ và giải pháp sử dụng đạm thực vật thay thế đạm vô cơ trong sản xuất rau”, “Trồng thử nghiệm cây măng tây xanh trên vùng gò đồi huyện Quảng Ninh”, “Xây dựng mô hình nhân giống và trồng cây Hương bài dưới tán rừng tại tỉnh Quảng Bình”... được triển khai thành công tại vùng đất gò đồi của tỉnh đã góp phần mở rộng đối tượng cây trồng, nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác..., góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Có thể nói, việc ứng dụng tiến bộ KH&CN đã trở thành nguồn lực thiết thực, yếu tố quyết định đến việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, tạo ngành nghề mới, giúp xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới gắn bảo vệ môi trường bền vững. Việc đưa các tiến bộ KH&CN về cơ sở đã khai thác tốt các lợi thế, tiềm năng, nhất là tiềm năng vùng đất gò đồi của địa phương cũng như phát huy tối đa các nguồn lực trên địa bàn tỉnh trong phát triển sản xuất, kinh doanh.
Mai Ngọc t/h
lên đầu trang