Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 29/03/2024 | 16:25

Thứ sáu, 29/03/2024 | 16:25

Tin KHCN

Cập nhật lúc 08:17 ngày 02/06/2020

Công nghệ mở khóa giá trị mới của kinh tế tuần hoàn (Phần 2)

Thay đổi hệ thống đòi hỏi hướng tiến cận hệ sinh thái

Năm ngoái SAP hợp tác với Google Cloud để đưa ra Thác thức kinh tế tuần hoàn 2030. Trong đó, các DN xã hội tham gia được yêu cầu gửi đề xuất ý tưởng có khả năng sinh lợi. Yêu cầu là các ý tưởng sử dụng nền tảng Google Cloud và các giải pháp của SAP để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Topolytics, DN chiến thắng thử thách, đã tạo ra một ứng dụng có thể theo dõi dòng rác thải ở Anh Quốc theo thời gian thực. Ý tưởng này đã lan rộng ra các nước Ấn Độ và một số quốc gia khác. Chiến thắng này cũng giúp Topolytics giành được hợp đồng giai đoạn 2 để xây dựng hệ thống theo dõi rác thải điện tử Anh Quốc.

Hệ thống sử dụng nhãn RFID (nhận dạng tần số vô tuyến) để quản lý, giám sát hoặc lưu vết từng đối tượng. Hệ thống sẽ theo dõi tất cả các rác trơ và rác độc hại đi ra từ hộ gia đình, công sở, doanh nghiệp và công trường. Dữ liệu sẽ được phân tích cùng với những nguồn khác bao gồm hồ sơ hóa đơn, hệ thống đo tải trọng xe và thiết bị, viễn thông phương tiện, cảm biến thùng chứa và hệ thống ghi nhãn thông minh cho chiến lược quản lý chất thải thông tin toàn diện. Hệ thống này sử dụng các công nghệ tiên tiến như máy học, cảm biến bản đồ và những phần mềm hỗ trợ hiện đại nhất cho phép ngành công nghiệp chất thải phát huy tối đa hiệu quả của vật liệu và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn. 

Hướng tiếp hệ sinh thái (ecosystem approach) mang ý nghĩa kếp hợp chặt chẽ với những tổ chức đứng đầu của các nền tảng và chương trình liên quan tới kinh tế tuần hoàn. Những DN như SAP liên quan chặt chẽ tới những sáng kiến của Diễn đàn kinh tế thế giới thúc đẩy kinh tế tuần hoàn (PACE), như Liên minh pin toàn cầu, Liên minh đối tác hành động nhựa toàn cầu và Mạng lưới 100 nền kinh tế tuần hoàn của Quỹ Ellen MacArthur.

Các khu vực trọng tâm

Những sáng kiến và khu vực trọng tâm đã giúp xác định và xây dựng khung bốn yếu tố hình thành hệ thống chiến lược mà theo đó công nghệ có thể thúc đẩy các giải pháp xử lý cuộc khủng hoảng rác thải và là mô hình cho các sáng kiến kinh tế tuần hoàn rộng lớn hơn.

Nguồn cung ứng và thị trường có trách nhiệm: 

Cung ứng và thị trường có trách nhiệm đảm bảo thương mại công bằng và tôn trọng đa dạng sinh thái.

Mở rộng thương mại các vật liệu thay thế và đã qua sử dụng kết hợp với thị trường hiện có tại một vùng cụ thể giúp thúc đẩy cung ứng có trách nhiệm và chiến lược đa nguồn. Vấn đề là các thương hiệu cần những nguồn cung ổn định và đảm bảo có thể thay thế các vật liệu hiện có, chẳng hạn vật liệu thay thế hoặc tái chế; và đặc biệt là các nhà cung cấp cần thấy được nhu cầu cho thị trường này.

Công nghệ có thể giúp tổng hợp các thị trường địa phương và chính thức hoá những người thu lượm rác thải trong khu vực phi chính thức đồng thời đảm bảo họ không bị khai thác quá đà và được trả lương công bằng. Các tập đoàn và người tiêu dùng cũng được chắc chắn rằng các nguồn cung ứng được thực hiện một cách có đạo đức. Bằng cách tinh giản các quy trình, qúa trình mua-bán vật liệu có sự minh bạch hoàn toàn.

Sản xuất có trách nhiệm:

Kết quả của đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm tại EU. 

Tái chế và tái sử dụng là vấn đề ngày càng lớn và vĩ mô. EU đã đặt mục tiêu tái chế 50% lượng rác thải tiêu dùng vào năm 2020. Thêm vào đó, hàng trăm công ty đồ dùng đóng gói sẵn (consumer packaged good - CPG) đã công bố rộng rãi về mục tiêu sử dụng 100% vật liệu tái chế và có thể tái sử dụng đến năm 2025. Tuy vậy một trong những thách thức họ phải đối mặt là những dữ liệu họ hiện có được đóng gói trong những silo* khiến cho việc tạo ra bản đồ toàn diện về những sản phẩm, nơi bán và liệu thành phần vật liệu có được tái chế hay không trở nên khó khăn. Công nghệ, như thiết kế sản phẩm thông minh, cho phép các nhà sản xuất hoá chất - vật liệu - đóng gói và sản xuất thành phẩm liên kết chặt chẽ. Song song, công nghệ blockchain cung cấp một công cụ truy xuất từ nhà cung cấp đầu nguồn và sản phẩm một khi nó ra khỏi nhà máy.

Vài công nghệ kiểm soát thời gian thực giúp ta có thể biết được chính xác điểm cuối của vòng đời sản phẩm và nó sẽ được tái sử dụng hoặc tái chế ra sao.

Công nghệ cũng giúp kiểm soát, tính toán và tối ưu hoá các lệnh cấm đối với chất liệu như túi nilon hoặc ống hút nhựa, các khoản nợ thuế từ tăng phí các chương trình toàn cầu về trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng.

Tiêu dùng có trách nhiệm:

Các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân là các đối tác trọng yếu trong nỗ lực khép kín vòng lặp kinh tế nguyên liệu. Họ là người quyết định mua các sản phẩm có trách nhiệm hơn, đồng thời chịu trách nhiệm tìm hiểu tại sao cần phải trách sử dụng các vật liệu dùng một lần. Chẳng hạn, thông qua mô hình tái sử dụng sản phẩm hoặc tái chế trở lại vào quy trình sản xuất.

Công nghệ có thể giúp thực hiện điều này qua các ứng dụng truy xuất nguồn gốc, bằng cách cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cảm tình hoặc trải nghiệm sản phẩm, nhu cầu và thiết kế sản phẩm.

Phục hồi và tái sử dụng tài nguyên: 

Nhiều doanh nghiệp và đối tác không chỉ muốn biết liệu sản phẩm có được thiết kế để có thể tái chế, mà còn quan tâm liệu chúng có thực sự được tái chế giữa các khu vực và chương trình hay không.

Về phần mình, những nhà tái chế muốn dữ liệu chất lượng, chi tiết về nguồn của các vật liệu có thể tái chế này nhằm hỗ trợ các quyết định đầu tư quanh khả năng thu thập và xử lý mới. Công nghệ không gian địa lý, khoa học dữ liệu và phân tích thời gian thực, như trong ví dụ Topolytics, cho phép các nhà đầu tư, quản lý chất thải, ngành công nghiệp tiêu dùng và doanh nghiệp khởi nghiệm đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng vật lý nơi cần thiết nhất để tăng chu kỳ dòng vật chất tại giá trị cao nhất.

Các yếu tố này cần thiết để tạo ra giá trị kinh doanh mới từ nền kinh tế tuần hoàn, nhưng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cũng đòi hỏi sự hài hoà và cân bằng giữa yếu tố tài chính, điều mà các CFO cần, và yếu tố môi trường-xã hội theo hướng tác động tích cực trong mọi mặt.

Khách hàng của SAP đã sẵn sàng sáng tạo trên các lĩnh vực vừa được kể trên. Bao bì có khả năng tái chế của nhà máy TemperPack khả dụng với công nghệ truy xuất dữ liệu thời gian thực trên toàn doanh nghiệp. Điều này đồng thời có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng nhất với dữ liệu chính xác đầy đủ về nguyên liệu và tính toán lượng khí thải cacbon của sản phẩm. Các doanh nghiệp như Danone giờ đây đã hiểu tác động của mỗi quyết định chi tiêu đến các mục tiêu như là giảm 50% lượng khí thải CO2 hoặc sử dụng 100% bao bì có thể tái chế, tái sử dụng hoặc tự phân huỷ.

Công nghệ hiển nhiên sẽ không giải quyết cuộc khủng hoảng sinh thái của chúng ta. Nhưng con người thì có. Công nghệ, xét từ góc nhìn khác, có tiềm năng vô cùng lớn giúp chúng ta quản lý sinh quyển tốt hơn, mở ra một nền kinh tế toàn diện, tuần hoàn, nhanh và hiệu quả hơn, tác động tích cực tới kinh tế - môi trường - xã hội toàn cầu.

Hết.

Theo Greenbiz

* Một silo dữ liệu là một tập hợp thông tin trong một tổ chức được cách ly và không thể truy cập bởi các bộ phận khác của tổ chức. Nguồn: Wikipedia

lên đầu trang