Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 28/03/2024 | 18:57

Thứ năm, 28/03/2024 | 18:57

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 07:31 ngày 27/07/2020

Công nghệ tách nước bằng ống địa kỹ thuật và ứng dụng trong xử lý bùn thải phát sinh từ khai thác và chế biến khoáng sản

Tóm tắt:
Bài báo trình bày cơ chế hoạt động, các thông số kỹ thuật và một số kết quả áp dụng thành công công nghệ tách nước bằng ống địa kỹ thuật trên thế giới và khả năng ứng dụng của công nghệ này tại Việt Nam trong việc xử lý bùn thải phát sinh từ hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản.
Mở đầu
Ngành khai thác than nói chung và khai thác khoáng sản nói riêng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước. Để đảm bảo cân bằng giữa vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong những năm qua đã nghiên cứu, đầu tư và vận hành hiệu quả nhiều trạm xử lý nước thải với tổng khối lượng xử lý hàng năm xấp xỉ 100 triệu m3.
Với giá thành xử lý từ 820 ÷ 7.935 đồng/m3 đối với nước thải mỏ than, mỗi năm chi phí để xử lý nước thải mỏ trong Tập đoàn lên đến hàng trăm tỉ đồng, chiếm một phần không nhỏ trong đó là chi phí xử lý bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý.
Hiện nay, hầu như các trạm xử lý nước thải mỏ thuộc TKV đều sử dụng giải pháp hút bùn từ bể, nén bùn lên xe và vận chuyển đổ ra bãi thải. Bùn đưa đi đổ thải hiện có tỷ lệ rắn lỏng rất thấp (khoảng 3-8%). Việc vận chuyển bùn loãng bằng ô tô, cung độ vận chuyển xa là một trong những yếu tố khiến chi phí đổ thải bùn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí xử lý nước thải mỏ của TKV. Bên cạnh đó, việc đổ thải bùn loãng lên bãi thải rất khó ổn định chất thải, tiềm ẩn việc bùn thải sẽ tái trở thành chất ô nhiễm thứ cấp. Sử dụng công nghệ tách nước bằng ống địa kỹ thuật (geotube) là một giải pháp thay thế hiệu quả cho các quá trình xử lý cơ học, giúp quản lý hiệu quả bùn than và các dòng chất thải mỏ khác.
Việc xử lý và thải bỏ bùn thải phát sinh từ mỏ và bể lắng dễ dàng hơn khi thể tích bùn giảm và hàm lượng chất rắn cao. Các ống địa kỹ thuật có kích thước tùy chỉnh để phù hợp với không gian mặt bằng sẵn có và có thể dễ dàng tháo dỡ khi quá trình tách nước kết thúc. Bùn khô sau khi được tách nước có thể được lưu trữ an toàn tại hiện trường, tái sử dụng để xây dựng đê đập, hoặc xử lý trong bãi rác mà không cần nạo vét hoặc vận chuyển.
Xem toàn bộ bài viết tại đây.

KS. Trần Thị Thùy Linh
Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin
Biên tập: ThS. Hoàng Minh Hùng
(Theo Tạp chí Thông tin Khoa học công nghệ mỏ  số 2/2020)
lên đầu trang