Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 29/03/2024 | 17:33

Thứ sáu, 29/03/2024 | 17:33

Đo lường chất lượng

Cập nhật lúc 05:50 ngày 13/08/2020

9 định hướng chiến lược xây dựng phát triển hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia đến 2035

Mục tiêu chiến lược cho hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam là hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước để sớm đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp hoá.
Chiến lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cũng phải thể hiện sự chú trọng đặc biệt đến định hướng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tiêu chuẩn có tác động ngày càng sâu rộng đến mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội và vì vậy việc hoạch định một chiến lược phát triển thích hợp mang ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, chiến lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vì vậy phải được xây dựng trên cơ sở phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia theo các định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2035, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế kỹ thuật theo các chiến lược, quy hoạch phát triển đã được Chính phủ phê duyệt.
Bên cạnh đó, chiến lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cũng phải thể hiện sự chú trọng đặc biệt đến định hướng đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là sự chuyển đổi cơ chế hoạt động từ quản lý tập trung sang cơ chế mở, minh bạch với sự tham gia tự nguyện của các bên liên quan. Chính vì vậy, mục tiêu chiến lược cho hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam là: Hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước để sớm đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp hoá với Tầm nhìn 2035 đối với hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam là: Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cao bằng cách đảm bảo thu hút sự tham gia của các bên liên quan và các đối tác một cách hiệu quả. Nền tảng vững chắc trong phát triển con người và tổ chức, sử dụng công nghệ hiệu quả và tập trung vào trao đổi thông tin sẽ giúp đạt được mục tiêu cuối cùng là các tiêu chuẩn được sử dụng ở mọi nơi.
Để đảm bảo mục tiêu cũng như tầm nhìn nêu trên, cần thực hiện theo các định hướng chiến lược như sau:

Cải thiện môi trường pháp lí về tiêu chuẩn và hợp chuẩn;
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế quốc dân và các đối tượng xuất nhập khẩu chính;
Chú trọng hài hoà các tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, một cách thích hợp, đẩy mạnh việc quảng bá và áp dụng các tiêu chuẩn hài hoà đối với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên;
Tăng cường việc phổ biến và sử dụng tiêu chuẩn quốc gia tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người tiêu dùng trong quản lý nhà nước. mua sắm, thương mại, sản xuất và cung cấp dịch vụ;
Sử dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế một cách thích hợp trong các quy chuẩn kỹ thuật; Xây dựng và triển khai các chương trình tiêu chuẩn hoá đồng bộ trong các lĩnh vực ưu tiên;
Tham gia tích cực có trọng điểm vào hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế và khu vực, đặc biệt là các công việc kỹ thuật thông qua việc tham gia là thành viên P (thành viên chính thức) trong các ban kỹ thuật tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực ưu tiên quốc gia;
Tăng cường giáo dục-đào tạo nâng cao nhận thức, trình độ và kỹ năng hoạt động tiêu chuẩn hóa;
Tăng cường năng lực hoạt động cho các Tổ chức biên soạn tiêu chuẩn và Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia.
Theo VietQ
lên đầu trang