Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 19/04/2024 | 20:38

Thứ sáu, 19/04/2024 | 20:38

Năng suất chất lượng

Cập nhật lúc 11:49 ngày 18/09/2020

Khuyến công Thái Nguyên: Hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất

Triển khai công tác khuyến công, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất, Năm 2020 Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Nguyên đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất mang lại hiệu quả cao.
Sản phẩm trà của công ty NTEA Thái Nguyên.
Công ty CP NTEA Thái Nguyên (Xã Hóa Thượng, Đồng Hỷ) là doanh nghiệp chuyên sản xuất chế biến các sản phẩm về trà. Mới đi vào vận hành từ cuối năm 2017, chưa có nguồn vốn để đầu tư nên máy móc thiết bị còn lạc hậu, các công đoạn sơ chế, sản xuất theo phương pháp truyền thống, chất lượng sản phẩm thấp. Từ nguồn phí khuyến công quốc gia năm 2020, Công ty đã được hỗ trợ 300 triệu đồng để đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất chế biến bộ trà matcha. Theo đó, Công ty đầu tư 1 nồi chiết xuất có thể tích 1000 lít, 1 thiết bị lọc, 1 thiết bị bơm có lưu lượng 120 lít/phút, 1 bình chứa trung gian và nồi cô chân không 800 lít, 1 nồi hơi đốt dầu 300 kg/h và 1 máy phun sấy ly tâm tốc độ cao LPG 10Y. Các thiết bị này giúp tự động nhiều khâu trong sản xuất như hoàn thiện khâu nạp nguyên liệu, gắp tem chỉ, tạo túi, đóng gói, tạo viền dễ xé. Hệ thống điều khiển được lập trình PLC có màn hình hiển thị giúp thao tác dễ dàng, kiểm soát tố quá trình nấu chân không và trộn tự động. Sau một thời gian ứng dụng máy móc hiện đại vào sản xuất đã giúp nâng cao năng suất cao gấp nhiều lần so với trước, chất lượng sản phẩm cao hơn, đáp ứng được các đơn hàng lớn có giá trị cao.
Trong lĩnh vực chế biến gỗ, nhiều hộ kinh doanh được hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị máy móc. Hộ kinh doanh sản xuất đồ gỗ Nguyễn Thị Dung (Xã Nam Tiến, TX. Phổ Yên) chuyên sản xuất giường tủ và bàn ghế được Trung tâm Khuyến công Tỉnh hỗ trợ 200 triệu đồng. Doanh nghiệp đã đầu tư 305 triệu đồng mua máy cưa bàn trượt, máy dán cạnh gỗ để sản xuất sản phẩm gỗ nội thất có độ chính xác cao. Nhờ đó, năng suất sản xuất tăng gấp 8-10 lần so với sản xuất thủ công trước đây và tỷ lệ sản phẩm lỗi gần như bằng không. Bên cạnh đó, vận hành bằng máy móc giúp giảm tiếng ồn tạo môi trường làm việc tốt hơn cho công nhân.
Tương tự, hộ kinh doanh doanh sản xuất đồ gỗ Phạm Văn Trung (Xã Vạn Thọ, Đại Từ) đã đầu tư 485 triệu đồng để mua máy dán cạnh gỗ, máy cưa bàn trượt, trong đố nguồn vốn khuyến công hỗ trợ 185 triệu đồng. Sau một thời gian vận hành sản xuất với máy móc hiện đại, năng suất lao động của đơn vị nâng cao, mang lại giá trị kinh tế hàng trăm triệu đồng, giải quyết việc làm cho lao động với mức lương ổn định trung bình 6,5 triệu đồng.
Với sự hỗ trợ của các đề án khuyến công, các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất dần dần tự động hóa sản xuất, từng bước thay đổi cách thức theo hướng hiện đại để mang lại hiệu quả cao.
Theo Văn phòng NSCL
lên đầu trang