Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 20/04/2024 | 10:38

Thứ bảy, 20/04/2024 | 10:38

Tin KHCN

Cập nhật lúc 08:20 ngày 07/12/2020

Thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường sản xuất theo hướng kinh tế tuần hoàn

Việc chuyển hướng sản xuất từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí sản xuất, tiết kiệm được nguyên liệu đầu vào, giảm thải đầu ra. Lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, năng lượng điện rác, sản xuất nhựa được dự báo sẽ tăng cường sản xuất theo hướng kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới.

Sản xuất theo chu trình của kinh tế tuần hoàn nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp
Sản xuất theo hướng kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu
Ngày 4/12, tại Đà Nẵng diễn ra Hội thảo “Nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” do Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) phối hợp với các bên liên quan tổ chức, vấn đề sản xuất theo chu trình kinh tế tuần hoàn đã được nhiều doanh nghiệp, đơn vị quản lý nhà nước quan tâm.
Việt Nam là một trong những quốc gia đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm rác thải nhựa với khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường mỗi năm.
Trong đó, có một lượng lớn rác thải là sản phẩm công nghiệp sau sử dụng. Hiện nay, hoạt động của doanh nghiệp tại nước ta chủ yếu theo mô hình kinh tế truyền thống, vòng đời sản phẩm được tính từ khai thác, chế tạo, tiêu dùng và thải bỏ là kết thúc, doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm đến khâu sản phẩm hoàn thành và ra thị trường còn sản phẩm sau khi sử dụng thì trở thành rác thải.
Phát triển bền vững là xu hướng chung của toàn cầu. Trong đó, sản xuất theo chu trình của kinh tế tuần hoàn đang được khuyến khích để các doanh nghiệp tăng trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra sau khi đã được sử dụng, tối ưu hóa giá trị sử dụng của nguyên liệu và tiết kiệm chi phí, đảm bảo phát triển bền vững.
Theo TS. Lại Văn Mạnh – Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường, mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất được hiểu là thay đổi vòng đời sản xuất của một sản phẩm từ khai thác, chế tạo, tiêu dùng và thải bỏ sang khai thác, chế biến, sử dụng, tái chế, tái sử dụng, sửa chữa, thúc đẩy vòng tuần hoàn của sản phẩm.
Ở cấp độ quốc gia, kinh tế tuần hoàn sẽ thúc đẩy sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn, sử dụng ít tài nguyên hơn nhưng tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nhiều hơn, giảm thiểu chất thải ra môi trường.Ở cấp độ doanh nghiệp, sản xuất theo hướng tuần hoàn sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo mục tiêu vừa tăng trưởng kinh tế, vừa giảm thiểu tác động ra môi trường.

Việc chuyển từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn sẽ giúp doanh nghiệp vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, vừa giảm thiểu tác động ra môi trường
Việc doanh nghiệp thay đổi sản xuất từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn không chỉ thể hiện vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường mà đơn vị đó còn được thụ hưởng những lợi ích của kinh tế tuần hoàn mang lại. Ông Sudipto Mozumdar – Tổng Giám đốc PepsiCo Việt Nam cho biết, PepsiCo đặt mục tiêu đến năm 2025 100% bao bì các sản phẩm của tập đoàn được thiết kế để có thể tái chế, phân hủy và phân hủy sinh học. Đơn vị này cũng đồng thời tăng hàm lượng tái chế lên 25% trong bao bì nhựa của các sản phẩm, giảm 35% nhựa nguyên sinh trong danh mục các sản phẩm đồ uống.
Cần có chính sách và chế tài để thúc đẩy sản xuất theo chu trình kinh tế tuần hoàn
Theo TS. Lại Văn Mạnh, kinh tế tuần hoàn dù mới phổ biến ở Việt Nam khoảng từ năm 2018, tuy nhiên đã nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng doanh nghiệp. “Qua hơn gần 3 năm khái niệm kinh tế tuần hoàn xuất hiện ở Việt Nam, đến nay, cộng đồng doanh nghiệp đã tiếp cận và danh sự quan tâm nhất định đó cũng có thể coi là một thành công. Bởi trước đây doanh nghiệp ít quan tâm đến vấn đề môi trường”, ông Mạnh nói và cho biết thêm đến nay, nhiều tập đoàn sản xuất, kinh doanh lớn đã vào cuộc với những cam kết về sản xuất xanh, sản xuất bền vững. Tuy nhiên, ở khối doanh nghiệp nhỏ và vừa thì mới chỉ dừng ở mức độ doanh nghiệp có biết và có quan tâm đến mô hình chứ chưa thực hiện áp dụng. Vì vậy, để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn vừa cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, vừa cần có chế tài bắt buộc để doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình kinh tế này.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI, Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua hồi tháng 11/2020, trong đó, có đề cập đến kinh tế tuần hoàn, tăng trách nhiệm doanh nghiệp đối với sản phẩm sản xuất. Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi sẽ có tác động rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trọng tâm của Luật sửa đổi là gắn trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nghĩa là doanh nghiệp không chỉ chịu trách nhiệm đến giai đoạn bán sản phẩm cho người tiêu dùng mà còn chịu trách nhiệm đến giai đoạn xử lý vật liệu được thải bỏ và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa. Đây là chế tài bắt buộc để các doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với môi trường.

Thời gian tới sẽ có chính sách khuyến khích doanh nghiệp chuyển chủ trình sản xuất từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn cũng như có chế tài bắt buộc doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội với môi trường
Ở cấp độ doanh nghiệp, sản xuất theo hướng tuần hoàn sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo mục tiêu vừa tăng trưởng kinh tế, vừa giảm thiểu tác động ra môi trường. Việc doanh nghiệp thay đổi sản xuất từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn không chỉ thể hiện vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường mà đơn vị đó còn được thụ hưởng những lợi ích của kinh tế tuần hoàn mang lại. Ông Sudipto Mozumdar – Tổng Giám đốc PepsiCo Việt Nam cho biết, PepsiCo đặt mục tiêu đến năm 2025 100% bao bì các sản phẩm của tập đoàn được thiết kế để có thể tái chế, phân hủy và phân hủy sinh học. Đơn vị này cũng đồng thời tăng hàm lượng tái chế lên 25% trong bao bì nhựa của các sản phẩm, giảm 35% nhựa nguyên sinh trong danh mục các sản phẩm đồ uống.
Cần có chính sách và chế tài để thúc đẩy sản xuất theo chu trình kinh tế tuần hoàn
Theo TS. Lại Văn Mạnh, kinh tế tuần hoàn dù mới phổ biến ở Việt Nam khoảng từ năm 2018, tuy nhiên đã nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng doanh nghiệp. “Qua hơn gần 3 năm khái niệm kinh tế tuần hoàn xuất hiện ở Việt Nam, đến nay, cộng đồng doanh nghiệp đã tiếp cận và danh sự quan tâm nhất định đó cũng có thể coi là một thành công. Bởi trước đây doanh nghiệp ít quan tâm đến vấn đề môi trường”, ông Mạnh nói và cho biết thêm đến nay, nhiều tập đoàn sản xuất, kinh doanh lớn đã vào cuộc với những cam kết về sản xuất xanh, sản xuất bền vững. Tuy nhiên, ở khối doanh nghiệp nhỏ và vừa thì mới chỉ dừng ở mức độ doanh nghiệp có biết và có quan tâm đến mô hình chứ chưa thực hiện áp dụng. Vì vậy, để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn vừa cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, vừa cần có chế tài bắt buộc để doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình kinh tế này.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI, Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua hồi tháng 11/2020, trong đó, có đề cập đến kinh tế tuần hoàn, tăng trách nhiệm doanh nghiệp đối với sản phẩm sản xuất. Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi sẽ có tác động rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trọng tâm của Luật sửa đổi là gắn trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nghĩa là doanh nghiệp không chỉ chịu trách nhiệm đến giai đoạn bán sản phẩm cho người tiêu dùng mà còn chịu trách nhiệm đến giai đoạn xử lý vật liệu được thải bỏ và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa. Đây là chế tài bắt buộc để các doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với môi trường.
Theo Báo Công Thương
lên đầu trang