Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 29/03/2024 | 03:48

Thứ sáu, 29/03/2024 | 03:48

Hoạt động của tổ chức KHCN

Cập nhật lúc 16:47 ngày 23/12/2020

TKV: Quan tâm công tác an sinh xã hội

Cùng với việc thường xuyên quan tâm chăm lo, thực hiện tốt các chính sách đối với người lao động, công tác an sinh xã hội được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) ưu tiên cho chính công nhân lao động của mình.
Với khoảng 98 nghìn lao động đang làm việc tại các đơn vị, TKV xác định đây là "tài sản quý" quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, nên công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, nhất là đội ngũ thợ lò luôn được đặc biệt quan tâm bằng nhiều giải pháp thiết thực, từ cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập,… đến đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người lao động.
Chung tay giải bài toán an sinh xã hội
Trước hết phải nói đến nhóm giải pháp về công nghệ, đầu tư trang thiết bị nhằm cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ, công nhân viên. Theo đó, để nâng cao mức độ cơ giới hóa trong việc khai thác, các đơn vị ngành than đã ứng dụng thành công vì chống thủy lực (cột thủy lực đơn, giá thủy lực di động và khung giá di động), lò chợ cơ giới hóa đồng bộ sử dụng máy khấu combai vào sản xuất. Qua đó, năng suất lao động tăng từ 7,5 đến 14,1 tấn/công-ca.
Điển hình, Viện Khoa học công nghệ mỏ đã phối hợp với Công ty CP Than Vàng Danh nghiên cứu xây dựng dự án đầu tư áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác lò chợ hạ trần than nóc tại vỉa 8 - khu Giếng Vàng Danh. Đồng bộ thiết bị cơ giới hóa khai thác, gồm: Máy combai khấu than, giàn chống tự hành Vinaalta, máng cào và đồng bộ thiết bị phụ trợ...
Trong công tác đào, chống lò, nhiều giải pháp công nghệ được triển khai áp dụng, như: Công nghệ chống lò thành vì neo, neo chất dẻo cốt thép, bê tông phun, bê tông cốt liệu nhẹ… Các dây chuyền cơ giới hóa đào lò hiện đại này đã giúp cải thiện điều kiện lao động, giảm rủi ro, giảm chấn động do không phải sử dụng thuốc nổ, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động.
Ngoài ra, những năm qua, thông qua Quỹ Mái ấm công đoàn của TKV, đã có hàng trăm gia đình công nhân được hỗ trợ xây, sửa nhà. Tính từ đầu năm đến nay, đã có gần 200 Mái ấm công đoàn được xây dựng, 15.000 lượt gia đình có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ với tổng số tiền 25 tỷ đồng.
Trong đợt mưa lũ ở miền Trung vừa qua, các đơn vị của TKV đã rà soát được 620 gia đình công nhân lao động thuộc 24 đơn vị trong tập đoàn bị ảnh hưởng. Với tinh thần "tương thân, tương ái", Công đoàn TKV và tập đoàn đã phát động toàn thể công nhân lao động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung. Công đoàn TKV đã trích 1,24 tỷ đồng từ nguồn kinh phí công đoàn và ủy quyền cho công đoàn các đơn vị để trợ cấp kịp thời cho các gia đình công nhân lao động bị ảnh hưởng, mức trợ cấp 2 triệu đồng/gia đình. Trước đó, TKV đã ủng hộ các tỉnh miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ số tiền trên 6 tỷ đồng; các đơn vị trực thuộc tập đoàn đã vận động công nhân, lao động quyên góp, ủng hộ các địa phương và hỗ trợ công nhân lao động có gia đình bị thiệt hại do mưa lũ với tổng số tiền 6,7 tỷ đồng.
Tại Quảng Ninh, 5 năm qua, TKV đã hỗ trợ 80 tỷ đồng để xây dựng trường học mới. Năm 2019, TKV dành cho công tác an sinh xã hội tại Quảng Ninh là 34 tỷ đồng qua các hoạt động xây trường học ở Ba Chẽ, Bình Liêu, Đông Triều, Móng Cái...
Từ năm 2015 đến nay, thông qua Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ninh, TKV đã hỗ trợ tổng số tiền 2,75 tỷ đồng xây dựng mới nhà ở giúp các hộ nghèo, chung tay giải bài toán an sinh xã hội.
Theo: Báo Công Thương

Tag:
lên đầu trang