Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ tư, 24/04/2024 | 13:27

Thứ tư, 24/04/2024 | 13:27

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 08:38 ngày 17/03/2021

Xây dựng Cơ sở dữ liệu về Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường là vấn đề nhận được sự quan tâm trên quy mô toàn cầu và là điều khó tránh khỏi trong quá trình phát triển của kinh tế thế giới, đặc biệt là sự phát triển lớn mạnh của nền công nghiệp. Tác động của những vấn đề toàn cầu này ảnh hưởng nhiều đến đời sống của toàn xã hội tại nhiều quốc gia.

Để chủ động ứng phó với BĐKH và thực hiện tăng trưởng xanh trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và thương mại, Bộ Công Thương đã thành lập Ban chỉ đạo về Ứng phó với BĐKH và Tăng trưởng xanh do Bộ trưởng làm Trưởng ban nhằm tăng cường xây dựng triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính như sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, phát triển năng lượng tái tạo, phát triển các mô hình doanh nghiệp, kinh tế các-bon thấp, ít gây ô nhiễm môi trường, hướng đến tăng trưởng xanh và mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ xanh hóa sản xuất, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguyên, nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, giảm phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Trong đó, nhiệm vụ “Xây dựng cơ sở dữ liệu về Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh ngành Công Thương – Giai đoạn 2” đã được Nhóm nghiên cứu của Viện Năng lượng hoàn thành với đầy đủ các nội dung, đúng tiến độ và được Bộ Công thương đánh giá cao.

 Giao diện công cụ quản lý cơ sở dữ liệu trực tuyến của ngành Công Thương
Hệ thống CSDL được thực hiện trong giai đoạn 2019-2020. Trong khi năm đầu tiên tập trung vào phương pháp luận thì ở năm thứ 2, nhóm nghiên cứu thực hiện các hoạt động thu thập số liệu thông qua công tác khảo sát điều tra, tính toán kiểm kê các nguồn phát thải từ các doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn này, nhóm nghiên cứu của Viện đã trình diễn một bộ công cụ trên nền Website hướng tới mục tiêu thực hiện khai báo phát thải từ các doanh nghiệp, và từ đó phía cơ quan quản lý nhà nước có thể tổng hợp lại theo từng khu vực địa lý hay lĩnh vực sản xuất. Theo phân loại lĩnh vực sản xuất, ngành Công Thương sẽ quản lý 3 lĩnh vực là Công nghiệp khai khoáng, Công nghiệp chế biến chế tạo và Thương mại dịch vụ. Sản xuất điện, vốn là một phần của Công nghiệp Chế biến Chế tạo, nhưng được tách riêng.

Năm 2020 vừa qua, ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến việc thu thập số liệu thông qua việc khảo sát trực tiếp gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng của đại dịch. Tuy nhiên, theo số liệu tổng hợp, số lượng doanh nghiệp tham gia chương trình khảo sát đạt 82%, tỷ lệ khá cao so với kỳ vọng ban đầu của nhóm. Điều này cho thấy nhận thức của doanh nghiệp đối với các yêu cầu về quản lý số liệu và sự nỗ lực của nhóm trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Ông Lê Việt Cường, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng cho biết, công cụ này mới chỉ ở bước đầu. Việc đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Người sử dụng – từ phía cơ quan quản lý, hay Người khai báo – phía doanh nghiệp cần phải có thời gian và phản hồi liên tục từ các bên.
 
Viện Năng lượng cũng đề xuất Bộ Công Thương tiếp tục giao cho nhóm nhiên cứu thực hiện công tác việc cải tiến công cụ một cách thường xuyên.
Viện Năng lượng là cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ, quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng và điện lực. Được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1989 theo Quyết định số 1379NL/TCCB-LĐ ngày 05 tháng 12 năm 1988 của Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công Thương) trên cơ sở hợp nhất hai Viện: Viện Năng lượng và Điện khí hoá với Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật điện.

Kế thừa và phát triển, hơn 30 năm qua, với sự đoàn kết nhất trí, chủ động sáng tạo và tinh thần lao động hăng say, khắc phục khó khăn của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên, Viện Năng lượng đã lớn mạnh trở thành một đơn vị nghiên cứu chiến lược đầu ngành của quốc gia – Nơi khởi nguồn cho những chiến lược năng lượng của đất nước.
Viện đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, đề án lớn của Nhà nước, của Bộ Công Thương, của Chính phủ giao như: Hoạch định chiến lược phát triển ngành điện và năng lượng quốc gia; chính sách phát triển năng luợng/điện lực; Quy hoạch phát triển điện lực, năng lượng quốc gia qua các thời kỳ và hiện nay đang lập Đề án: Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII) và Đề án Quy hoạch tổng thể về năng lượng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược., v.v..
Trần Hà t/h
lên đầu trang