Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 27/04/2024 | 06:10

Thứ bảy, 27/04/2024 | 06:10

Chính sách

Cập nhật lúc 16:23 ngày 24/07/2018

Phân dòng đầu tư công nghệ thúc đẩy dệt may Việt Nam

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong những năm gần đây, ngành Dệt may Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bền vững 3 tỷ USD/năm. Kết quả tích cực này đạt được không thể không kể đến những nỗ lực của doanh nghiệp ngành trong việc chuyển dịch cơ cấu công nghệ mới, đầu tư các thiết bị máy móc công nghệ hiện đại. 


Đi đầu xu hướng này là các doanh nghiệp lớn như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, Phong Phú với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho công nghệ tự động hóa, nâng cấp hệ thống quản trị thông tin vào tổ chức sản xuất, kế hoạch, thiết kế mẫu, quản lý…Điển hình như May 10, khi áp dụng các phần mềm vào quản lý và sản xuất, công ty chỉ mất 690 giây để sản xuất 1 sản phẩm (so với 1.980 giây như trước đây). 

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ như May Đáp Cầu, May Hồ Gươm cũng không hề "đứng ngoài cuộc" khi đầu tư mỗi năm hàng chục tỉ đồng mua mới các loại máy móc chuyên dùng hiện đại như máy cắt chỉ tự động, máy mổ túi, máy đính nút tự động,... từ đó tiết kiệm được 5-10% lao động để điều chuyển sang các khâu khác, làm giảm áp lực tuyển lao động.

Điểm đáng chú ý trong xu hướng này là chính là sự khác biệt trong thứ tự ưu tiên đầu từ giữa các công ty dệt và công ty may, không phân biệt quy mô sản xuất. Trong khi các doanh nghiệp sợi - dệt nhuộm chú trọng đầu tư ứng dụng tự động hóa, công nghệ thông tin ở tất cả các khâu thì đối với may, công nghệ dành cho các khâu sản xuất mang tính chất chuẩn mực với nhiều chi tiết cố định như ghép cổ, vào tay, măng séc... lại chiếm ưu thế. 

Đẩy mạnh đầu tư đi đôi với phân dòng đầu tư công nghệ giữa dệt và may là một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng mạnh mẽ của ngành dệt may xuất khẩu.

Cụ thể, thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may trong 6 tháng đầu năm 2018 của nước ta đạt 13,64 tỷ USD, tăng 16,49% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 10,43% của cùng kỳ năm 2017. Trong đó, tốc độ tăng trưởng ở các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đều vượt trội hơn cùng kỳ năm ngoái (lần lượt là 11,5%; 12,2%, 23,9% và 25,4%). 

Ngọc Diệp 

 
lên đầu trang