Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 26/04/2024 | 19:17

Thứ sáu, 26/04/2024 | 19:17

Tin KHCN

Cập nhật lúc 11:23 ngày 25/07/2018

Xử lý nước thải từ nhựa tái chế

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Bristol đã tìm ra cách tái sử dụng nhựa để phân hủy thuốc nhuộm độc hại trong nước thải. 

Vật liệu thông minh được sản xuất từ polystyrene nhờ phương pháp mới làm đông đặc và tăng kích thước đến khi nó có thể hỗ trợ các hạt nano. Ở trạng thái rắn, vật liệu có thể được sử dụng để phân hủy thuốc nhuộm tổng hợp độc hại, được biết đến là chất gây ung thư và độc tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở người và động vật.


Julian Eastoe, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Khi tình trạng rác thải nhựa trên các đại dương đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc phát triển các quy trình phá hủy, tái chế hoặc tái sử dụng nhựa thải trở nên vô cùng cần thiết. Nghiên cứu của chúng tôi mang lại một giải pháp triển vọng để biến đổi phần nào lượng chất thải nhựa gây ô nhiễm đại dương thành tài nguyên để giải quyết sự cố môi trường. Hiện nay, rất nhiều chất độc và nguy hại đang được thải ra môi trường theo dòng nước thải công nghiệp, chủ yếu do thiếu phương pháp xử lý hiệu quả. Các nhà khoa học đã chỉ rõ thuốc nhuộm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái thủy sinh, do vậy, việc tìm ra phương pháp xử lý hợp chất này ra khỏi dòng nước thải công nghiệp đang trở nên ngày càng quan trọng”.

Trong nghiên cứu mới này, nhựa thải polystyrene được tái sử dụng để tạo ra chất rắn xốp bằng cách làm đông đặc trong dung dịch, sử dụng cyclohexane làm dung môi (nhiệt độ đông đặc là +6°C). Sau khi loại bỏ dung môi, chúng ta thu được xốp polystyrene. Tiếp đó, vật liệu này có thể được phủ các hạt nano xúc tác quang, tạo nên chất xúc tác quang ở trạng thái rắn rồi được thả vào các mẫu nước thải ô nhhiễm để phân hủy thuốc nhuộm như Rhodamine B. Đây là loại thuốc nhuộm bị cấm trong sản xuất thực phẩm, nhưng lại được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy xử lý nước thải để phát hiện rò rỉ.

Ngọc Diệp (Theo https://phys.org)
lên đầu trang