Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 26/04/2024 | 20:05

Thứ sáu, 26/04/2024 | 20:05

Tin KHCN

Cập nhật lúc 13:45 ngày 03/05/2019

Sản xuất mỡ bôi trơn chịu nhiệt sử dụng chất làm đặc Bentonit biến tính

Tại Việt Nam sản phẩm mỡ chịu nhiệt sản xuất chủ yếu là các dòng sản phẩm mỡ bôi trơn trên cơ sở chất làm đặc là xà phòng liti với nhiệt độ làm việc giới hạn khoảng 170-180 độ C. Các ứng dụng đòi hỏi nhiệt độ làm việc cao hơn thường sử dụng mỡ chịu nhiệt nhập ngoại có giá thành cao. Khảo sát trong nước hiện chỉ có 1-2 sản phẩm đáp ứng được nhu cầu.
Xuất phát từ thực tế khảo sát, Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã triển khai nghiên cứu công nghệ sản xuất mỡ bôi trơn chịu nhiệt sử dụng chất làm đặc Bentonit biến tính. Đây là nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ Công Thương do ThS. Dương Thị Hằng chủ nhiệm đề tài.
Mục tiêu của đề tài là thiết lập được công thức, xây dựng quy trình sản xuất nghiên cứu sản xuất mỡ bôi trơn chịu nhiệt có sử dụng chất làm đặc bentoni biến tính.
Sản phẩm mỡ Bentonit chịu nhiệt
Mỡ bôi trơn là chất bôi trơn ở dạng bán rắn được ứng dụng để bôi trơn cho các cơ cấu không yêu cầu bôi trơn thường xuyên, các vị trí khó bôi trơn trơn liên tục hay khó bảo dưỡng. Mỡ được sử dụng trong khoảng nhiệt độ từ -70 đến 350 độ C. Thành phần của mỡ bôi trơn bao gồm dầu gốc, chất làm đặc và các phụ gia. Các chất làm đặc quyết định trạng thái làm việc, nhiệt độ ổn sử dụng, tính ổn định cơ học, tính chịu nước của mỡ. Vì vậy, chất làm đặc đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp sản xuất mỡ bôi trơn.
Ngày 24/5/2019, Bộ Công Thương đã tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu
ThS. Dương Thị Hằng cho biết, các nghiên cứu ứng dụng gần đây chứng minh chất bentonit biến tính giúp nâng cao tính chịu nhiệt, tăng khả năng phân tán và ổn định cấu trúc của mỡ. Qua khảo sát và căn cứ giá thành cũng như khả năng triển khai thương mại, nhóm nghiên cứu lựa chọn Bentonit YH938Y của công ty An Vũ và Bentone của Elementis, các dầu gốc và các phụ gia tính năng cần thiết cho mỡ bôi trơn chịu nhiệt. 
Sau khi lựa chọn được các nguyên vật liệu chính cùng với các phụ gia sử dụng, nhóm đã nghiên cứu thực nghiệm, thiết thiết lập được đơn sản xuất mỡ bôi trơn chịu nhiệt với quy trình công nghệ ở quy mô phòng thí nghiệm. 
Sản phẩm được đánh giá các tính chất hóa lý và tính năng sử dụng cần thiết đối với mỡ bôi trơn chịu nhiệt. Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đặt ra. Nhóm dự án đã gửi 10 mẫu sản phẩm thử nghiệm tại Phòng thử nghiệm quốc gia dầu mỡ bôi trơn Vilas 292 và đã thu được kết quả tương tự. 
Theo tính toán của nhóm thực hiện dự án, giá bán mỡ bôi trơn chịu nhiệt sản xuất dự kiến chỉ bằng 47% so với giá bán của sản phẩm nhập ngoại tương đương. Như vậy, sản phẩm hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại.
“Tuy nhiên để có thể đưa vào sản xuất thực tế, chúng tôi cần thực hiện hoàn nthiện quy trình công nghệ ở quy mô pilot 500 kg/mẻ và thử nghiệm sản phẩm tại các cơ sở sử dụng.”- ThS. Dương Thị Hằng nhấn mạnh.
Hà Minh
lên đầu trang