Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 26/04/2024 | 19:08

Thứ sáu, 26/04/2024 | 19:08

Tin KHCN

Cập nhật lúc 06:40 ngày 12/10/2019

Ngành sợi và dệt nhuộm bắt nhịp với CMCN 4.0

Ngành sợi và dệt nhuộm đã bắt kịp với Cách mạng công nghiệp 4.0 như ứng dụng tự động hóa, công nghệ thông tin tích cực, qua đó đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dệt may nói chung. 
Đánh giá về việc ứng dụng Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong ngành dệt may, theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)  đưa ra nhiều tín hiệu rất tích cực cho thấy những chuyển biến tích cực của ngành.
Năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, doanh nghiệp Việt đã đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính. Không chỉ là các doanh nghiệp may mặc nói chung, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho dệt may cũng đã nỗ lực lớn. Chẳng hạn như ngành sợi và dệt nhuộm đã ứng dụng tự động hóa, công nghệ thông tin hiệu quả.
Theo ông Trường, để sản xuất 10.000 cọc sợi, không ít doanh nghiệp Việt hiện nay chỉ cần từ 25 - 30 lao động, giảm gần 4 lần so với 10 năm trước. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với các nhà máy tiên tiến hiện đại trên thế giới khi sản xuất 10.000 cọc sợi chỉ với 10 công nhân.
Đáng chú ý, ngành nhuộm Việt Nam cũng đã ứng dụng Big Data càng ngày hiệu quả. Đây là ngành vốn dĩ  phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của những người làm ra công thức màu và kiểm soát quá trình nhuộm trong máy, nhưng với ứng dụng Bigdata (dữ liệu lớn), việc bị phụ thuộc này đã giảm bớt. Với hệ thống dữ liệu lớn và chính xác, sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng ổn địng với công thức và tỷ lệ nhuộm một cách chính xác.
Ứng dụng công nghệ mới như vậy, các nhà máy sợi, dệt nhuộm ở Việt Nam có điều kiện giảm thâm dụng lao động, thấp hơn nhiều so với mức trung bình trước kia là cần 500 - 600 công nhân/nhà máy. 
Tương tự như vậy, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam cũng đang nỗ lực ứng dụng công nghệ hiện đại để cho ra các sản phẩm tốt hơn. Chẳng hạn như doanh nghiệp ứng dụng robot làm những công đoạn khó như ghép cổ, vào tay, măng séc, ứng dụng công nghệ hiện đại ở khâu thiết kế và công nghệ in 3D...
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã tiên phong đổi mới công nghệ giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm như May 10, May Nhà Bè, May Đức Giang, Dệt may Hòa Thọ...
Tuy nhiên, ngoài việc chủ động nâng cao nội lực như trên, các doanh nghiệp ngành dệt may và công nghiệp hỗ trợ cho dệt may vẫn cần các hệ thống giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ như thuế, tài chính, kỹ thuật... để có thể tiến sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị may mặc toàn cầu. 
Nguồn: Vietnam Net 
lên đầu trang