Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ ba, 19/03/2024 | 16:14

Thứ ba, 19/03/2024 | 16:14

Chính sách

Cập nhật lúc 15:12 ngày 21/02/2020

Bình Dương: Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Thành phố thông minh năm 2020

Trong năm 2020, Bình Dương sẽ tiến hành thử nghiệm đăng ký danh hiệu Top 7 của ICF (1 trong 7 địa phương có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của năm 2021).

Ban Điều hành thành phố thông minh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án thành phố thông minh Bình Dương trong năm 2020.

Mục tiêu trong năm 2020, thành phố sẽ hướng đến chủ đề triển khai nền tảng thông minh để đột phá sang thời kỳ mới 4.0; hoàn thiện hơn nữa mô hình hợp tác Ba Nhà; tham gia tích cực, phát huy tối đa cơ hội hợp tác với các mạng lưới, tổ chức quốc tế của các thành phố thông minh, đô thị đổi mới sáng tạo - khoa học công nghệ trên thế giới; triển khai được ít nhất 3 dự án cụ thể, mang đến hiệu quả khác biệt, trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp...

Ban Điều hành thành phố thông minh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Thành phố thông minh Bình Dương trong năm 2020

Để thực hiện được những mục tiêu trên, Bình Dương sẽ tập trung triển khai 12 cụm dự án trọng điểm.

Cụ thể, Bình Dương sẽ tiến hành thử nghiệm đăng ký danh hiệu Top 7 của ICF (1 trong 7 địa phương có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của năm 2021); tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường sáng tạo, thúc đẩy khoa học công nghệ, ứng dụng vào thực tiễn trong tất cả các ngành, các cấp; thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cộng đồng, hỗ trợ khởi nghiệp, xây dựng môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp mới, mở rộng kết nối các doanh nghiệp hiện hữu.

Bên cạnh đó, tỉnh ưu tiên phát triển Khu công nghiệp khoa học - công nghệ; xây dựng hệ sinh thái chuỗi cung ứng, logistics thông minh; thu hút các doanh nghiệp và viện trường trong và ngoài nước, đặc biệt chú trọng về công nghệ thông tin, truyền thông và sản xuất tiên tiến, thúc đẩy xây dựng hệ thống ICT…; tiếp tục triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu, chính quyền điện tử, cải cách hành chính và dịch vụ công, đặc biệt là trong hỗ trợ người dân; phát triển từng bước Trung tâm điều hành thành phố thông minh, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, khởi đầu bằng trung tâm đường dây nóng 1022 là đầu mối tiếp nhận và phản hồi kịp thời thông tin cho người dân qua nhiều kênh, phương tiện.

Đồng thời, tích cực truyền thông và quảng bá về Đề án thành phố thông minh và các dự án cụ thể; tổ chức sự kiện lớn tầm vóc thế giới, ưu tiên triển khai thành chuỗi các sự kiện thành phố thông minh nhằm phối hợp nguồn lực, mang đến nhiều ý nghĩa to lớn, thực tiễn cho Bình Dương, cả về thương hiệu lẫn thu hút đầu tư, trao đổi học hỏi kinh nghiệm, công nghệ, nhân lực; phát triển các chương trình phát triển bền vững (năng lượng sạch, bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, công khai thông tin cho người dân...), tạo dựng một môi trường sống tốt cho người dân, thu hút chuyên gia đến sống và làm việc, tạo dựng thương hiệu Bình Dương thông minh, xanh, sạch và sống tốt.

Nguồn: Báo Môi trường và Đô thị 

lên đầu trang