1. Xây dựng và trình Bộ trưởng hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, lộ trình, chương trình nghiên cứu, phát triển và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt đối với các lĩnh vực thuộc chức năng được phân công tại Điều 1.
2. Về hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa:
a) Tổ chức hướng dẫn, triển khai hoạt động quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa;
b) Chủ trì xây dựng danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 và danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương;
c) Tổ chức triển khai nội dung đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp chất lượng sản phẩm, hàng hóa: chứng nhận, giám định, thử nghiệm, kiểm định (trừ hoạt động kiểm định theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiếm định thiết bị, dụng cụ điện). Đầu mối chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước đối các sản phấm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, bao gồm các lĩnh vực: thử nghiệm, giám định, chứng nhận, kiểm định thực hiện chứng nhận (trừ hoạt động kiểm định theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiểm định thiết bị, dụng cụ điện);
d) Tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm để công nhận và bổ sung sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp mới sản xuất hoặc nhập khẩu lần đầu vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
3. Về hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật:
a) Đầu mối quản lý hoạt động và hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Công Thương;
b) Tổ chức thẩm tra dự thảo các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
c) Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình thuộc lĩnh vực được phân công quản lý và các đối tượng khác theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ;
4. Về hoạt động đo lường, sở hữu trí tuệ:
a) Đầu mối, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai các nội dung liên quan đến hoạt động đo lường;
b) Đầu mối, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động khởi tạo, đăng ký, khai thác tài sản trí tuệ được tạo ra từ các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
5. Về hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo:
a) Xây dựng và quản lý, tổ chức triển khai các chương trình, đề án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số, cải tiến nâng cao năng suất chất lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
b) Xây dựng, trình phê duyệt định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm và quản lý và tổ chức thực hiện; thúc đẩy ứng dụng, đổi mới và làm chủ công nghệ, phát triển công nghệ mới, công nghệ cao và thương mại hóa công nghệ từ kết quả hoạt động khoa học và công nghệ;
c) Xây dựng, phát triển mạng lưới thông tin, hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các tài liệu, tạp chí khoa học công nghệ; trao đổi ấn phẩm, vật mẫu và tài liệu khoa học công nghệ với nước ngoài theo quy định; phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong ngành Công Thương;
d) Đầu mối, phối hợp với các đơn vị chức năng trong Bộ tổng hợp, theo dõi chung tình hình hoạt động và trực tiếp quản lý, đánh giá kết quả hoạt động chuyên môn của các Viện trực thuộc Bộ.
6. Về hoạt động chuyển giao công nghệ:
a) Đầu mối, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương theo thẩm quyền;
b) Chủ trì tổ chức đánh giá, lựa chọn, công bố công nghệ tạo ra từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền của Bộ Công Thương;
c) Đầu mối hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong các hoạt động tìm kiếm, nhập khẩu, chuyển giao, giải mã và làm chủ công nghệ, khai thác sáng chế, hợp tác quốc tế về hoạt động chuyển giao công nghệ theo thẩm quyền của Bộ Công Thương và quy định của pháp luật.
7. Về hoạt động quản lý an toàn thực phẩm:
a) Đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Công Thương;
c) Chủ trì hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc phân tích nguy cơ, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương;
d) Chủ trì hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu và thông tin, truyền thông đối với thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
đ) Đầu mối quản lý mạng lưới kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương.
8. Tham mưu quản lý nhà nước và theo dõi hoạt động của các Hội, Hiệp hội ngành nghề hoạt động trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.