Chủ nhật, 22/12/2024 | 17:42
Các phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường truyền thống như màng lọc, đốt, xúc tác, hấp phụ được sử dụng phổ biến có hiệu quả trong việc giảm nồng độ các một số chất gây ô nhiễm. Điển hình là việc sử dụng rộng rãi than hoạt tính nhằm hấp phụ các khí độc hại như Sox, NOx, tuy nhiên than hoạt tính không có khả năng hấp phụ chọn lọc đối với một số chất gây ô nhiễm, ví dụ như các hợp chất hữu cơ mạch vòng dễ bay hơi BTEX.
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đề xuất thực hiện đề tài “Nghiên cứu biến tính ống nano carbon và ứng dụng hấp phụ các hợp chất BTEX gây ô nhiễm trong không khí” cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Lê Hữu Quỳnh Anh. Với mục tiêu: Nghiên cứu biến tính và ứng dụng công nghệ vật liệu ống nano carbon nhằm hấp phụ các hợp chất Benzene, Toluene, Ethylbenzene, Xylenes (viết tắt là BTEX) gây ô nhiễm không khí.
Giữa nhiều phương pháp xử lý dầu tràn khác nhau, kỹ thuật hấp phụ được xem là phương pháp đơn giản, hiệu quả, dễ ứng dụng.
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ hoạt hóa vật liệu khoáng sét bentonit tới đặc trưng của vật liệu và khả năng hấp phụ chất phóng xạ U, Th và kim loại nặng Fe, Mn lên vật liệu.
Xử lý chất thải phóng xạ dạng lỏng của quá trình khai thác và chế biến quặng phóng xạ là một vấn đề rất quan trọng. Hiện nay người ta đã sử dụng một số phương pháp để xử lý chúng như phương pháp kết tủa, phương pháp màng, phương pháp trao đổi ion,...