Thứ tư, 13/11/2024 | 05:20
Tính đến ngày 23/8/2020, cả nước có hơn 45.490 dự án điện mặt trời mái nhà được EVN ký hợp đồng mua bán điện và đã đấu nối vào lưới điện, với tổng công suất 1.038MWp.
Theo Ban Quản lý dự án Điện 2, hiện nay trên công trường xây dựng Nhà máy Điện mặt trời Sê San 4 đang được gấp rút triển khai thi công, để đấu nối, phát điện từng cụm pin trong tháng 10 và hoàn thành toàn bộ công trình trong quý IV/2020.
Để góp phần thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) theo chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đến nay Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã và đang công khai mọi quy trình, thủ tục, hiện trạng lưới điện,…trên các phương tiện thông tin của ngành nhằm tạo điều kiện tối đa cho chủ đầu tư ĐMTMN trong quá trình đăng ký điểm đấu, thực hiện thỏa thuận đấu nối, ký hợp đồng mua bán điện.
Phát triển điện từ năng lượng mặt trời mái nhà là một giải pháp tiết kiệm năng lượng hóa thạch và tạo ra nguồn năng lượng sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng trái đất xanh. Công ty Điện lực Hà Nam (PC Hà Nam) đã, đang tích cực tuyên truyền để các khách hàng sử dụng điện triển khai hiệu quả mô hình này.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây đã nghiệm thu đưa vào sử dụng Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 1 tại xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17 tháng 7 năm 2020 quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.
Cần có cơ chế rõ ràng trong việc đấu thầu các dự án điện năng lượng tái tạo (NLTT) nối lưới, cũng như đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư lưới điện truyền tải… là những giải pháp quan trọng được đề xuất tại hội thảo Phát triển bền vững nguồn NLTT nối lưới và điện mặt trời áp mái do Bộ Công Thương tổ chức ngày 9/7/2020 tại TP Hồ Chí Minh.
Mặc dù công suất nhỏ, phân tán, nhưng công nghệ nguồn điện mặt trời áp mái là công nghệ nguồn điện hiệu quả, có nhiều ưu việt và rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội ở Việt Nam.
Quyết tâm mang đến cho người sử dụng các công trình có chất lượng tốt nhất - tiêu chí hàng đầu của Tập đoàn Viettel khi đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào kể từ khi mới đi vào hoạt động đến nay, dù tham gia sau vào lĩnh vực điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) song Tổng công ty CP Công trình Viettel (Viettel Construction) vẫn quyết tâm xây dựng thương hiệu và nâng sức cạnh tranh bằng chất lượng, uy tín, công nghệ hiện đại.
Với tiềm năng to lớn cùng những cơ chế chính sách ưu đãi từ Chính phủ, trong vài năm trở lại đây, điện năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời đã có bước phát triển đột phá.
Điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu tiêu chuẩn kỹ thuật ĐMTAM, ảnh hưởng đến việc vận hành hệ thống lưới điện. Phóng viên Tạp chí Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi với ông Võ Quang Lâm - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - về vấn đề này.
Trước nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của toàn dân và các doanh nghiệp, làm sao vẫn sử dụng điện đáp ứng nhu cầu cuộc sống mà vẫn kiểm soát được chi phí thì lắp đặt điện mặt trời (ĐMT) mái nhà là giải pháp tiết kiệm điện vô cùng hiệu quả và được nhiều người dân quan tâm, tìm hiểu.
Sáng ngày 9/7, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo nối lưới và Điện mặt trời mái nhà với sự tham dự của hơn 500 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành trung ương, địa phương, chuyên gia, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp.
Nhằm tận dụng tiềm năng to lớn từ năng lượng gió và mặt trời phục vụ sản xuất điện, ngày 09/07/2020, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo Phát triển bền vững nguồn NLTT nối lưới và Điện mặt trời áp mái.
Với tiềm năng lớn về nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo (NLTT), Việt Nam có thể đẩy mạnh hơn nữa phát triển điện mặt trời, điện gió, đáp ứng nhu cầu điện tăng trưởng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa tạo ra lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.
Công nghệ hiện đại cho điện mặt trời áp mái được Công ty CP Công nghệ tích hợp Sao Nam (Công ty Sao Nam) triển khai có tác dụng giảm thiểu tối đa nguy cơ cháy nổ. Đồng thời, nâng cao hiệu suất, tận dụng tối đa nguồn năng lượng mặt trời sử dụng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình.
Trí tuệ nhân tạo AI sử dụng công cụ là Machine Learning (máy học) và khả năng tự động hoá hành vi thông minh để phân tích và đưa ra quyết định có độ chính xác cao.
Trong ngành năng lượng tái tạo, cụ thể là trong lĩnh vực điện mặt trời, sử dụng thiết bị bay không người lái và công nghệ trí tuệ nhân tạo AI đã đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình vận hành và quản lý nhà máy điện mặt trời.
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã có thư ngỏ gửi các doanh nghiệp phân phối, lắp đặt hệ thống điện mặt trời đề nghị hợp tác và phát triển điện mặt trời áp mái nhà trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam (từ Ninh Thuận đến Cà Mau).
Tổ hợp thủy điện – điện mặt trời sẽ là một lựa chọn phù hợp cho Việt Nam, nhằm góp phần nhanh chóng giải quyết những vấn đề khó khăn về cung cấp điện và an ninh năng lượng trong những thập niên sắp tới.