Thứ năm, 16/01/2025 | 19:07
Nhằm ứng dụng công nghệ vào quản lý vận hành, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mới đây, Công ty Truyền tải điện 3 (PTC 3) đã đưa vào sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) để kiểm tra, quản lý vận hành trên các tuyến đường dây 220kV, 500kV do Công ty quản lý.
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đề xuất thực hiện đề tài “Nghiên cứu biến tính ống nano carbon và ứng dụng hấp phụ các hợp chất BTEX gây ô nhiễm trong không khí” cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Lê Hữu Quỳnh Anh. Với mục tiêu: Nghiên cứu biến tính và ứng dụng công nghệ vật liệu ống nano carbon nhằm hấp phụ các hợp chất Benzene, Toluene, Ethylbenzene, Xylenes (viết tắt là BTEX) gây ô nhiễm không khí.
GS. TS Nguyễn Thanh Thủy nhận định, Việt Nam có lợi thế để ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế bởi ba điểm mạnh là đội ngũ triển khai các sản phẩm ứng dụng mạnh và 'sẵn sàng dấn thân', dữ liệu y tế cũng sẵn sàng và nhu cầu thực tế rất lớn.
Với việc thực hiện kết nối 230 thiết bị đóng cắt phân tán trên lưới điện trung áp vào hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA), PC Gia Lai có thể giám sát, thu thập dữ liệu và phục hồi, đóng cắt điện các đoạn đường dây bị sự cố mà không cần nhân viên vận hành đến trực tiếp tại chỗ đặt thiết bị.
Công nghệ plasma lạnh đã được thế giới nghiên cứu từ lâu để xử lý nước. Đây là công nghệ xanh, thân thiện môi trường và có hiệu quả xử lý cao bởi vì tác động tổng hợp của điện tử năng lượng cao, tia cực tím và các chất oxy hóa mạnh.
Hoạt động truyền thông được nhìn nhận như một mảng quan trọng trong hoạt động khoa học - công nghệ (KH&CN). Tuy nhiên, trước thời cơ mới, hoạt động truyền thông KH&CN cần nắm rõ hơn nhiệm vụ đặt ra của ngành, để tuyên truyền, hỗ trợ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ.
Mỗi năm ước tính khoảng 6 - 8 triệu tấn vỏ giáp xác (vỏ tôm, vỏ cua, vỏ tôm hùm...) thải ra trên toàn cầu, trong đó ở vùng Đông Nam Á thải ra 1,5 triệu tấn. Tại Việt Nam thải ra trên 100.000 tấn vỏ tôm/năm trong quá trình chế biến và chỉ khoảng 30% số đó được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Nhanh nhạy nắm bắt xu hướng chung, thời gian qua, Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thác Mơ (TMHPC)tích cực nghiên cứu, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghệ 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai đồng bộ trong toàn đơn vị.
Một “hợp phần” quan trọng để nghiên cứu ứng dụng thành công là truyền thông. Đây là sợi dây kết nối giữa nhà nghiên cứu, phát triển công nghệ với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và người sử dụng.
Ngày 17/9, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương, Hiệp đồng Năng lượng Thế giới tổ chức Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam năm 2020. Mục tiêu của diễn đàn nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu làm chủ, ứng dụng và phát triển công nghệ với mục tiêu tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng.
Giải pháp do nhóm nghiên cứu Khoa Kỹ thuật Hóa học và Môi trường, trường Đại học Lạc Hồng đã đưa ra các thông số ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ photpho hòa tan của xỉ thép trong nước thải; đánh giá được tính ổn định và khả năng tái sử dụng của xỉ thép và đề xuất giải pháp ứng dụng xỉ thép cho các công trình xử lý nước thải chế biến thủy hải sản và các loại nước thải có chứa hàm lượng photpho cao.
Công nghệ xác thực vân tay đa vai trò "make in Vietnam" có thể coi là sản phẩm đầu tiên xuất hiện trên thị trường, hứa hẹn nhiều ứng dụng tiềm năng, như bảo mật đa lớp trong ngành tài chính - ngân hàng, khóa thông minh, xác thực danh tính trong thi cử...
Trong những năm qua, CANTI đã giúp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất khắc phục được nhiều sự cố, trong quá trình sản xuất, được các cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật của Nhà máy đánh giá cao về năng lực kỹ thuật cũng như tính chuyên nghiệm của CANTI.
Trước những thay đổi nhanh chóng từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành điện kịp thời nắm bắt công nghệ hiện đại để đổi mới sáng tạo thay thế cho phương thức sản xuất kinh doanh truyền thống nhằm tránh nguy cơ bị tụt hậu và tiến tới làm chủ trong môi trường điện cạnh tranh.
Không chỉ đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy còn đặc biệt chú trọng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Trước yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng công việc trong thời đại công nghiệp 4.0, Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ đã đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhằm đảm bảo sản xuất, cung ứng điện ổn định và hiệu quả.
UBND TP vừa giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc hoàn chỉnh Đề án Phát triển hạ tầng công nghiệp TPHCM 2020 – 2045 dựa trên Quy hoạch phát triển công nghiệp TP đến năm 2010, có tính đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt.
Thực hiện chủ đề năm 2020 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam "Tập trung hoàn thành toàn diện Kế hoạch 5 năm 2016-2020”, Công ty Nhiệt điện Thái Bình đã và đang hoàn thiện từng bước xây dựng môi trường học tập, tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng thực thi công việc, tiếp tục đẩy mạnh áp dụng ứng dụng khoa học công nghệ với phát triển cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 vào công tác sản xuất kinh doanh.
Thời gian qua, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin (VTCNTT) và triển khai các ứng dụng, phần mềm CNTT vào phục vụ trong tất cả các mặt điều hành SXKD, đáp ứng được phần lớn yêu cầu của người sử dụng.
Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong chế biến, sản xuất chính là giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.