Thứ bảy, 21/12/2024 | 22:54
Ngày 26/4 hàng năm, chúng ta kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới để tìm hiểu về vai trò của sở hữu trí tuệ trong khuyến khích hoạt động đổi mới và sáng tạo.
Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn xin thông báo danh mục các khóa đào tạo, hội thảo trực tuyến (webinar) về sở hữu trí tuệ do EUIPO tổ chức trong tháng 01/2021 để những người quan tâm được biết và tham gia.
Năm 2021, Thông điệp cho Ngày Sở hữu trí tuệ 26-4 của WIPO là "Doanh nghiệp nhỏ và vừa với Sở hữu trí tuệ: Mang ý tưởng của bạn đến với thị trường".
Ngày 12-1, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp các bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo “Tham vấn về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ”.
Việc sửa đổi các quy định pháp luật trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ góp phần đưa Sở hữu trí tuệ thành công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, là động lực của kinh tế tri thức, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc tại Hội thảo tham vấn về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội vào sáng 12/01.
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2020: Đổi mới sáng tạo vì một tương lai xanh
Với những kết quả đã đạt được, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện đến năm 2030 theo Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020.
Trước quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam thông qua việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng cũng như mục tiêu hướng tới một chính phủ kiến tạo, việc sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Nhằm triển khai thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, Bộ KH&CN đề ra các nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể như hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để thúc đẩy hoạt động tạo ra, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là “Chiến lược”) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 là chiến lược mang tầm quốc gia về sở hữu trí tuệ (SHTT), đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực SHTT, khẳng định SHTT là công cụ quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo cũng như phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Trường đại học là cái nôi sáng tạo ra tri thức và công nghệ mới, nhưng đến nay số lượng đơn đăng ký xác lập bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhất là sáng chế vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng lượng đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT). Điều đó ảnh hưởng đến việc thương mại hoá các kết quả nghiên cứu và tái đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Nâng cao năng lực SHTT cho các trường đại học, với các mô hình quản trị tài sản trí tuệ phù hợp đang là vấn đề đặt ra hiện nay đối với các trường đại học và
Một tiêu chuẩn mới để bảo vệ tài sản trí tuệ trong sáng tạo vừa được công bố.
Ngày nay, công nghệ, tri thức và sáng tạo đã trở thành yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của từng quốc gia cũng như của từng doanh nghiệp.
Chiến lược đặt ra hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đó, từ các giải pháp về chính sách, pháp luật, về tổ chức bộ máy, về nguồn nhân lực… cho đến các hoạt động hỗ trợ.
Với mong muốn tăng cường hội nhập kinh tế sâu rộng, thúc đẩy hợp tác, tăng trưởng và phát triển kinh tế công bằng trên cơ sở chuỗi giá trị toàn khu vực, Hiệp định RCEP đã chính thức được ký kết vào ngày 15/11/2020, có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ký.
Để đạt được các mục tiêu trong Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về chính sách, pháp luật, về tổ chức bộ máy, về nguồn nhân lực… cho đến các hoạt động hỗ trợ...
Sáng ngày 26 tháng 11, Bộ Công Thương phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Khóa đào tạo về “Sở hữu trí tuệ” thuộc lĩnh vực Công Thương.
Chỉ tính 10 tháng đầu năm 2020, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), Đại học Quốc gia Hà Nội đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ cấp 4 bằng độc quyền sáng chế, 5 bằng độc quyền giải pháp hữu ích và chấp nhận hợp lệ 17 đơn đăng ký SHTT.
Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (cơ quan chủ trì) và Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ.
Cục Sở hữu trí tuệ trân trọng giới thiệu đến bạn đọc Hướng dẫn chung về Thẩm định nội dung Kiểu dáng công nghiệp của các nước ASEAN trong khuôn khổ Dự án hợp tác giữa ASEAN và EU về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (ECAPIII).