Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 19/09/2024 | 06:36

Thứ năm, 19/09/2024 | 06:36

Tin KHCN

Cập nhật lúc 15:46 ngày 16/09/2024

Chiến lược dùng điện Mặt Trời để chống sa mạc hoá của Trung Quốc

Tại sa mạc Kubuqi ở khu tự trị Nội Mông, phía Bắc Trung Quốc (cách Bắc Kinh khoảng 800km), một dự án điện Mặt Trời đang được triển khai với quy mô, tầm vóc vượt bậc.
Trong vài năm kế tiếp, các quan chức ở Ordos, một khu tự trị Nội Mông, sẽ lắp đặt 100 gigawatt tấm pin năng lượng Mặt Trời – gấp ba lần công suất mà Hoa Kỳ hiện đang xây dựng trên toàn quốc – trải dọc dải đất dài 400 km và rộng 5 km
Mục tiêu không chỉ là sản xuất nguồn năng lượng sạch dồi dào mà còn cải tạo đất hoang, tạo điều kiện để thực vật và vật nuôi phát triển. Để hoàn thành điều này, các cơ quan địa phương đang nhân đôi nỗ lực vào hai trong số các sáng kiến thành công nhất của Trung Quốc những năm gần đây: mở rộng hệ thống điện mặt trời, và đối phó với sa mạc hóa.
Tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên sa mạc Kubuqi, khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc (Ảnh: Bloomberg)
Sa mạc chiếm hơn 1/4 tổng diện tích đất của Trung Quốc. Từ những năm 1950, Trung Quốc đã cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của bão bụi, ngăn chặn sa mạc xâm lấn vào các khu vực đô thị hay đất canh tác màu mỡ. Khi tình trạng sa mạc hóa ngày càng trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu trên toàn cầu, Bắc Kinh càng chú trọng tập trung giải quyết khó khăn này.
Kết hợp công nghệ sản xuất điện sạch, ít phải bảo dưỡng với những dải đất dồi dào ánh sáng Mặt Trời là rất hợp lý. Nhiều công ty Trung Quốc đã tìm cách triển khai các trang trại mặt trời khổng lồ trên sa mạc trong hơn một thập kỷ với mức độ thành công đa dạng. Trong những năm gần đây, họ bắt đầu đạt bước tiến lớn.
Phát triển thực vật nhờ điện Mặt Trời
Dự án có quy mô cực lớn này kéo dài 6 năm tại sa mạc Kubuqi gần Ordos, Nội Mông – từng được biết đến là “thủ đô than đá” của Trung Quốc. Dự án là trái ngọt sau nhiều năm phát triển điện mặt trời của đất nước này. 
Ban đầu, những nhà phát triển đã sử dụng các biện pháp như tạo rào chắn cát và trồng cây để đảm bảo an toàn khi làm việc. Wang Weiquan, Tổng thư ký Ủy ban Năng lượng và Môi trường của Hiệp hội Nghiên cứu Năng lượng Trung Quốc - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết: “Các nhà phát triển đã có các biện pháp để hạn chế tối đa thiệt hại cho hệ sinh thái và môi trường địa phương, đồng thời bảo vệ các cơ sở của họ khỏi bị bão cát tàn phá. Bên cạnh đó, họ còn phát hiện ra rằng việc làm của họ đã giúp cỏ sinh sôi trong sa mạc.” 
Thực tế, theo một nghiên cứu năm 2022, các dự án điện mặt trời tại sa mạc đã dẫn đến “một xu hướng xanh hóa đáng kể”: Khoảng 1/3 diện tích đất dưới các nhà máy điện Mặt Trời được xây dựng ở 12 sa mạc của Trung Quốc đã thấy thực vật phát triển mạnh mẽ.
Hay một nghiên cứu gần đây cho thấy, các tấm pin năng lượng mặt trời không chỉ tạo ra bóng râm, giúp cây cỏ phát triển, mà còn giảm tốc độ gió trên mặt đất, ngăn cát bị cuốn lên.
Các công ty điện mặt trời đã bắt đầu tìm kiếm các loại cây trồng phù hợp để trồng dưới các tấm pin. Họ phát hiện ra cam thảo có thể sống sót trong môi trường khắc nghiệt và làm cho đất trở nên màu mỡ hơn bằng cách hấp thụ nitơ từ không khí và trao đổi nó xuống lòng đất.
Kể từ năm 2017, một số công ty điện mặt trời lớn như Longi đã xây dựng các dự án thí điểm tại sa mạc để giới thiệu lợi ích sinh thái và xã hội của điện mặt trời. Họ cũng liên tục cải thiện sản phẩm để hoạt động tốt hơn trong điều kiện thời tiết cực đoan.
Tháng 5 vừa qua, chính quyền Trung ương Trung Quốc đã chỉ đạo các khu vực phía Bắc và Tây Bắc ưu tiên sử dụng “đất sa mạc hóa chưa được quản lý” để xây dựng các tấm pin năng lượng mặt trời trên sa mạc.
Tiềm năng áp dụng cho châu Phi
Mặc dù châu Phi vẫn chưa có cơ hội hợp tác với Trung Quốc trong các dự án điện mặt trời kết hợp ngăn chặn cát với quy mô lớn, lục địa này “có thể hưởng lợi” từ mô hình này.
Labake Ajiboye-Richard, giám đốc điều hành của AR Initiative, một công ty tư vấn bền vững có trụ sở tại Nigeria, chia sẻ: “Mô hình này có thể giúp giải quyết nhu cầu năng lượng đồng thời đối phó với các thách thức môi trường… và thu hút đầu tư và tạo việc làm."
Xem thêm: tại đây
Đức Chung (Theo Yahoo News)
lên đầu trang