Thứ tư, 08/01/2025 | 07:28
Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên vừa thu giữ 45kg nem chua và 750kg muối gia vị chấm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tính đến nay, tổng số TCVN được xây dựng trong Chương trình quốc gia Năng suất chất lượng là 8.341 TCVN, tỷ lệ hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 60% vào năm 2020.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam về triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, qua theo dõi tình hình hoạt động tại các chợ, siêu thị, cửa hàng buôn bán trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương đã có các giải pháp đảm bảo nguồn cung hàng hóa, quản lý hoạt động mua bán kinh doanh ứng phó với dịch Covid-19.
Nhằm phổ biến lợi ích Hiệp định EVFTA mang lại cũng như nắm bắt nhu cầu thị trường và thúc đẩy các doanh nghiệp nhập khẩu hàng Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển vừa đi thăm và làm việc tại 9/12 kho hàng nhập khẩu thực phẩm Á Châu lớn nhất Thụy Điển tại thành phố Stockholm, Goteborg, Malmo, và Helsingborg.
Trước những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, việc áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa rất quan trọng.
Ngày 02/8/2020, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với hệ thống siêu thị Co.opmart Hà Nội và siêu thị Big C. Đây là một trong những hoạt động của Bộ Công Thương nhằm kiểm tra khả năng cung ứng và dự trữ vận chuyển hàng hóa, nhất là những hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống của người dân và phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra 10 cơ sở kinh doanh thép làm cốt bê tông tại TP. Nha Trang và TP. Cam Ranh. Kết quả kiểm tra cho thấy, hầu hết các cơ sở kinh doanh chấp hành tốt quy định về chất lượng, nhãn hàng hóa thép.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đề nghị, Tổng cục Hải quan khẩn trương hoàn thiện dự thảo “Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” và trình Bộ Tài chính trong thời gian sớm nhất của tháng 8/2020.
Thông qua sự hỗ trợ từ Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm (ISO 22000) với hiệu quả thiết thực về tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Quyết định 1978/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển chuỗi giá trị bền vững cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Ngày 28/7/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1978/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chuẩn bị có hiệu lực, vì thế các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt.
Tình trạng gian lận xuất xứ hàng hóa đã và đang diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến uy tín, dễ khiến hàng hóa Việt Nam rơi vào các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM). Bộ Công Thương đã và đang triển khai mạnh loạt giải pháp, đặc biệt là cảnh báo sớm để hạn chế tình trạng này.
Ngày 28/7 tới đây tại Hà Nội sẽ diễn ra Diễn đàn Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA (VOIEF - Vietnam Online Import-Export Forum) lần thứ hai nhằm tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trên nền tảng thương mại điện tử.
Về lâu dài, để tận dụng lợi thế từ CPTPP, doanh nghiệp cần chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyên nghiệp hóa quy trình bán hàng, tích cực xây dựng và quảng bá thương hiệu…để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp của mình.
Một trong những điều chỉnh đáng chú ý trong hoạt động hỗ trợ cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới là hướng vào chiều sâu.
Trong kết quả báo cáo hoạt động tháng 07/2020, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Chi cục TĐC) tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thực hiện một số công tác trọng tâm và đạt được kết quả nhất định.
Được đánh giá là đơn vị đi đầu trong triển khai Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực triển khai Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp" và đạt kết quả đáng khích lệ.
Việc 20 mô hình doanh nghiệp triển khai áp dụng thành công ISO 22000 đã tạo bước chuyển biến đáng kể về nhận thức trong việc nhận biết và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm trong toàn chuỗi cung ứng.
Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” thuộc Chương trình quốc gia về “Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đến năm 2020” của Chính phủ do Bộ Công thương chủ trì đã triển khai thí điểm mô hình cải tiến năng suất tổng thể (TPM) cho nhiều DN và đạt được nhiều kết quả tích cực.