Thứ hai, 13/01/2025 | 02:35
Ngày 18/01/2022 tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TWĐTN) đã tổ chức Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2022 - 2026.
Năm 2021, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) duy trì vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500).
Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành – Trưởng ban Chỉ đạo chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam vừa ký Quyết định số 02/QĐ-HĐTV (ngày 12/1/2022) về việc công nhận 6 sản phẩm “Make by EVN”.
Năm 2021, Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO 1) đã rất chủ động trong công tác triển khai thực hiện chủ đề năm "Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam", và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đó là khẳng định của ông Dương Quang Thành – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT).
Đó là một trong những thành tích ấn tượng của Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI) trong năm 2021. Hội nghị Tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2021, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2022 của tổng công ty diễn ra chiều 5/1, tại Hà Nội.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) là đơn vị đầu tiên trong ngành điện số hóa được 2 quy trình là Tài chính kế toán và Kinh doanh - dịch vụ khách hàng. Điều này không chỉ giúp “phẳng hóa” giới hạn về không gian, vị trí địa lý giữa các phòng, ban, đơn vị, các địa phương, vùng miền... mà còn đảm bảo tính công khai, minh bạch, sự giám sát của các cấp quản lý.
Năm 2021, với chủ đề “Tích cực tham gia chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam và nâng cao công tác đầu tư xây dựng trong Tổng công ty Điện lực miền Nam”, EVNSPC đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết và có những bước khởi động tích cực.
Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO 1) xác định công tác chuyển đổi số không chỉ là nhiệm vụ mà Chuyển đổi số được coi là chiến lược trọng tâm để Tổng công ty vươn mình thành một trong những tổng công ty phát điện hàng đầu khu vực.
Lưu giữ truyền thống là công việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cho hiện tại và tương lai. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của các công nghệ số đã tạo ra nhiều phương thức mới trong bảo tồn, phát huy giá trị của truyền thống. Là một doanh nghiệp có bề dày lịch sử, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cần phải làm gì để lưu giữ truyền thống hào hùng của ngành Điện trong thời đại số?
Từ tháng 12/2021, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) chính thức hợp tác với Tổng công ty Truyền thông (VNPT – Media) và Tổng công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) trong việc thanh toán tiền điện qua ví điện tử viễn thông (Mobile Money).
Đến năm 2025, EVN phấn đấu cung cấp dịch vụ khách hàng với chất lượng tương đương nhóm các nước ASEAN 3; cung cấp dịch vụ khách hàng trên nền tảng công nghệ số tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế. Liệu EVN có thể hiện thực hóa được mục tiêu này hay không?
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện lực về việc phát huy truyền thống và lan tỏa văn hóa EVN trong thời đại số, Phó Trưởng ban Truyền thông EVN Nguyễn Văn Bình khẳng định: Công nghệ số đã mở ra nhiều cách thức để lan tỏa những giá trị về văn hóa, truyền thống, tạo ra tính hấp dẫn với phương thức tiếp cận dễ dàng và sự tương tác đa chiều thu hút CBCNV và cộng đồng.
Một trong những yếu tố để chuyển đổi số (CĐS) thành công là nhận thức và sự đồng lòng của tập thể cán bộ, công nhân viên. Đây cũng chính là lợi thế của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) khi đã xây dựng và hình thành nền tảng văn hóa doanh nghiệp (VHDN) bền vững.
Sau hơn 10 tháng đưa vào sử dụng, máy biến áp 500kV dự phòng cho hai Nhà máy Thủy điện Lai Châu và Sơn La (máy biến áp nguồn 3 pha 500kV-467MVA đầu tiên do cán bộ, kỹ sư Việt Nam chế tạo) đang vận hành an toàn, ổn định tại Nhà máy Thủy điện Sơn La, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất đang áp dụng trên thế giới hiện nay.
Chiều 9/12, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam-Vietnam Digital Awards 2021”. Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (EVN) vinh dự được vinh danh là Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc năm 2021. Cùng với EVN, có 2 đơn vị trực thuộc Tập đoàn cùng được vinh danh trong sự kiện năm nay.
Sáng ngày 26 tháng 11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông năm 2021 với chủ đề "Sản xuất và quản trị các nội dung số phục vụ truyền thông trên mạng xã hội".
Không chỉ nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, chuyển đổi số giúp Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tạo bước chuyển mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, vì lợi ích khách hàng.
Ngày 25/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ công bố “Sách vàng Sáng tạo Việt Nam” năm 2021.
Đến nay quá trình chuyển đổi số của EVN đạt trên 50% và dự kiến đến năm 2025 Tập đoàn cơ bản hoàn thành chuyển đổi số.