Thứ hai, 23/12/2024 | 03:45
Ngày 29/12/2020, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định số 4926/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00100 cho sản phẩm gạo nếp “Tú Lệ” nổi tiếng. Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Ngày 18/12 vừa qua, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST), Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức tại Hà Nội Diễn đàn công nghiệp lần thứ IV “Phát triển sản phẩm chăm sóc sức khoẻ từ nguồn dược liệu Việt Nam: Từ nghiên cứu đến ứng dụng”. Diễn đàn có sự tham dự của Tiến sĩ Kum Dongwha – Viện trưởng Viện VKIST; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ; các nhà khoa học, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học…
Nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất, Công ty CP Cơ điện Uông Bí đã tích cực đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, như: Máy tiện CNC, máy gia nhiệt cảm ứng, lò nung phôi trung tần cùng nhiều thiết bị khác, góp phần nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn và chế tạo thành công nhiều thiết bị cơ khí mới phục vụ cho ngành Than, đáp ứng nhu cầu thị trường…
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng cường ứng dụng, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa máy móc thiết bị công nghệ cao thay thế lao động thủ công ở những công đoạn máy móc có thể thay thế để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng phát hiện hơn 1.400 sản phẩm hàng tiêu dùng không có hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Hiện lượng hàng trên đã bị tạm giữ để tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định.
Để nhanh chóng thích ứng trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp Việt Nam cần không ngừng đổi mới về công nghệ, thiết bị, áp dụng các hệ thống quản trị hiện đại, các công cụ cải tiến, mô hình kinh doanh tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhờ thực hiện một dự án đổi mới công nghệ trị giá 85 tỷ đồng, Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Hưng Yên (AMA) đã đủ năng lực trở thành một trong những nhà cung cấp các chi tiết hợp kim phức tạp của Panasonic, LG, ACE và Dorco Vina.
Bài báo đã nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ nhiệt luyện khác nhau tới tổ chức tế vi và sự hình thành pha tăng bền hợp kim nhôm mác 2030-AlCu4PbMg. Tổ chức của hợp kim được đánh giá bằng phương pháp hiển vi quang học và hiển vi điện tử quét
Cuộc trò chuyện với ông Trần Việt Hòa – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ đã cho thấy những kết quả của Dự án trong giai đoạn qua cũng như những giải pháp ưu tiên của Bộ Công Thương trong thời gian tới.
Xuất phát từ thực tế việc dây chuyềnsản phẩm bi phốt phát sinh nhiều lỗi chất lượng và năng suất lao động của dây chuyền còn thấp, Nhóm cải tiến FMC thuộc Công ty Cổ phần Cơ khí Phổ Yên đã được thành lập nằm “Cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng nhóm sản phẩm bi phốt”.
Ngày 30/12, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH) phối hợp với Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tổ chức lễ tổng kết và trao giấy chứng nhận cho 100 học viên hoàn thành khóa “Đào tạo quản lý, hỗ trợ kỹ thuật, cải tiến sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm và xử lý môi trường cho các doanh nghiệp ngành dệt may năm 2020”.
Trước năm 1994, 100% các sản phẩm Dầu mỡ nhờn do Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cung ứng đều phải nhập khẩu, đến nay Tổng Công ty Hoá dầu Petrolimex (PLC) đã tự chủ hoạt động nghiên cứu và sản xuất hàng trăm dòng sản phẩm dầu mỡ nhờn chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
Giải pháp “Cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng nhóm sản phẩm bi phốt” của Nhóm cải tiến - Công ty Cổ phần Cơ Khí Phổ Yên (FOMECO) là một trong 12 giải pháp, sáng kiến, cải tiến xuất sắc nhất lọt vào Vòng Chung kết Cuộc thi “Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020”.
Việc thực hiện Đề án phát triển sản phẩm quốc gia cà phê Việt Nam chất lượng cao đã chọn tạo được các giống mới, áp dụng kỹ thuật trong canh tác, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp chế biến sâu.
Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có “tiền lệ” trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cùng với đó, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã đặt tất cả các quốc gia trước thách thức phải luôn đổi mới các phương thức quản trị và hệ thống điều hành để thích ứng với trạng thái bình thường mới.
Căn cứ theo quyết định số 1472/QĐ-BCT ngày 28 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Danh mục đặt hàng năm 2020 thực hiện Dự án “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG, HÀNG HÓA NGÀNH CÔNG NGHỆP” nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp chủ lực trên cơ sở áp dụng các giải pháp quản lý, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ để thúc đẩy một số sản phẩm, hàng hóa công nghiệp có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Để phát triển các sản phẩm OCOP, tỉnh Quảng Nam xác định trong thời gian tới sẽ chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ 4.0 và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho các sản phẩm OCOP tại địa phương.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn ủng hộ các sáng kiến nhằm khơi dậy niềm tự hào, khát vọng, sự thôi thúc người Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ, để chủ động, sáng tạo ra những giải pháp công nghệ, thiết kế những sản phẩm mới có chứa hàm lượng trí tuệ của người Việt Nam.
Ngày 22/12, Hội đồng đánh giá cấp tỉnh tổ chức họp đánh giá, tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu phát triển đa dạng hóa sản phẩm thực phẩm từ quả bơ, quả nhàu Đắk Nông”.
Cục ATTP đề nghị các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra tập trung vào chất lượng, an toàn sản phẩm, hạn sử dụng, nguồn gốc nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm, việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm, ghi nhãn sản phẩm, nguyên liệu, phụ gia sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm, điều kiện sản xuất thực phẩm và quảng cáo thực phẩm.