Thứ bảy, 21/12/2024 | 22:50
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, sáng 16/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, ứng dụng và khai thác tài sản trí tuệ của Việt Nam.
Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 do Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai sẽ chính thức diễn ra từ ngày 1/6/2022 đến hết ngày 31/10/2022.
Ngày 24/5/2022, tại Hà Nội, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Viện KHSHTT) đã tổ chức Hội nghị tập huấn “Khai thác thông tin và cung cấp dịch vụ sở hữu công nghiệp”. Đây là Hội nghị thường niên được tổ chức nhằm tổng kết hoạt động vận hành, khai thác Nền tảng Dữ liệu và Dịch vụ sở hữu công nghiệp (Nền tảng IPPlatform) của Viện và các Trạm IPPlatform...
Nền tảng Dữ liệu và dịch vụ sở hữu công nghiệp IPPlatfom là công cụ quản lý sở hữu trí tuệ trên nền tảng công nghệ đã được đưa vào sử dụng. Đây là Nền tảng đầu tiên cho phép kết nối các cá nhân, tổ chức có sáng chế, giải pháp hữu ích với các bên có nhu cầu mua. Hiện đang có 19 Trạm IPPlatfom đang được vận hành.
Các doanh nghiệp khoa học công nghệ cần phải nắm rõ thông tin thay đổi, biết rõ các quy định pháp luật, nắm vững các điều ước quốc tế, các quy định mới về sở hữu trí tuệ trong các FTA thế hệ mới để tận dụng các lợi thế từ các cơ chế chính sách...
Sáng ngày 26/4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Lễ Khai mạc chuỗi các sự kiện chào mừng ngày Đổi mới sáng tạo và ngày Sở hữu trí tuệ (SHTT) thế giới năm 2022
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã đưa ra thông điệp cho Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới (26/4) năm nay là “Sở hữu Trí tuệ và Thế hệ trẻ: Đổi mới sáng tạo vì một tương lai tốt đẹp hơn”
Chúng ta cần hướng dẫn, hỗ trợ các bạn trẻ tiếp cận sớm, hiệu quả với hệ thống sở hữu trí tuệ (SHTT). Tôi tin rằng với sự nhanh nhạy và năng động vốn có của tuổi trẻ, các bạn sẽ dễ dàng biến SHTT trở thành một công cụ hữu hiệu để sáng tạo đột phá hướng một tương lai tốt đẹp hơn.
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đang ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khuyến khích, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp và toàn xã hội. Thực tế cho thấy, không thể có sản phẩm công nghệ cao, mang thương hiệu nếu không tôn trọng và thực thi nghiêm túc các hoạt động SHTT.
Thực thi quyền sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ do các cơ quan có thẩm quyền (Thanh tra chuyên ngành, cơ quan Quản lý thị trường, Công an, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp và Tòa án) thực hiện.
Lễ hưởng ứng Ngày Đổi mới sáng tạo quốc gia và Sở hữu trí tuệ Thế giới năm 2022 được tổ chức với mong muốn chia sẻ, nâng cao nhận thức về vai trò của đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tôn vinh những đổi mới và sáng tạo do thế hệ trẻ dẫn dắt.
Ngày 15/4/2022, Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức Tọa đàm “Thực trạng nguồn nhân lực sở hữu trí tuệ tại các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”. Phó Cục trưởng Trần Lê Hồng đã tham dự và chủ trì Tọa đàm.
Dự thảo sửa luật Sở hữu trí tuệ lần này được kỳ vọng như “khoán 10” với các tài sản trí tuệ hình thành từ đề tài khoa học do ngân sách nhà nước tài trợ, tạo động lực cho các cơ quan chủ trì thúc đẩy thương mại hóa tài sản trí tuệ.
Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 28/3, đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu chúng ta giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ cơ bản bằng cơ chế tòa án, không có xử lý hành chính hay là xử lý ở phạm vi hẹp thì sẽ dẫn đến quá tải cho hệ thống tòa án về vấn đề này.
Để có được một bằng độc quyền sáng chế, tác giả của sáng chế phải bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian. Do vậy, cần có những quy chế vinh danh thỏa đáng đối với các tác giả, chủ sở hữu sáng chế cả về mặt vật chất cũng như tinh thần.
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo công bố báo cáo “Cải cách kinh tế nhằm bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế và chuyển đổi số ở Việt Nam”.
Theo báo cáo của các địa phương, cả nước đã có 1.109 vụ xâm phạm quyền về nhãn hiệu đã được xử lý với tổng số tiền phạt hơn 13,2 tỷ đồng và gần 300.000 sản phẩm bị xử lý… Đây chỉ là một trong những nỗ lực trong công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) trong thời gian qua.
Từ thực tiễn trong thời gian qua cho thấy, hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT) đóng vai trò tích cực, giúp nâng cao nhận thức của chính quyền, doanh nghiệp và người dân trong tạo lập, bảo vệ và khai thác tài sản trí tuệ, tăng sức cạnh tranh và giá trị sản phẩm.
Ngày 11 tháng 02 năm 2022, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) phối hợp với Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tổ chức buổi tập huấn về sở hữu trí tuệ dành cho các cán bộ, giảng viên của Nhà trường.