Thứ sáu, 17/01/2025 | 01:52
Astaxanthin là chất màu thuộc nhóm carotenoid có hoạt tính kháng oxi hóa mạnh cùng một số chức năng sinh học quan trọng. Nấm men đỏ Xanthophyllomyces dendrorhous được xem như là một nguồn astaxanthin tự nhiên có tiềm năng lớn trong sản xuất ở quy mô thương mại.
Ngày nay, sự quan tâm rộng rãi cả ở phương diện khoa học và thương mại được dành cho vật liệu nanoxenluloza. Sự phát hiện các phương pháp sản xuất mới và các phương pháp tiền xử lí đã cho phép tiêu tốn ít năng lượng hơn trong quá trình sản xuất nanoxenluloza.
Qua triển khai các chương trình KH&CN quốc gia năng lực công nghệ của DN đã được nâng lên đáng kể.
Đề án Phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học trong chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì đã giao cho các nhà khoa học thuộc trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm triển khai thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất chè lên men và chè giàu GABA
Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện nay không có con đường nào khác là phải ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, kinh doanh, quản lý, nghiên cứu tạo ra những sản phẩm tốt cho riêng mình, đồng thời, chuyển giao được sản phẩm KH&CN cho xã hội để tồn tại và phát triển.
Năm 2016, Dự án “Nghiên cứu sản xuất chip sinh học trên nền công nghệ DNA microarray để chẩn đoán một số bệnh ở người” được Bộ Công Thương phê duyệt trong khuôn khổ Chương trình quốc gia phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao do Bộ Công Thương quản lý. Dự án do Công ty TNHH MTV Nhà máy Công nghệ sinh học và Thiết bị y tế - BIMEDTECH chủ trì thực hiện.
Để phát triển mạnh mẽ, phục vụ đắc lực mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, ngành điện luôn tiên phong ứng dụng khoa học - công nghệ (KH&CN) trong quản lý và điều hành, mang lại những kết quả thiết thực.
Là viện nghiên cứu ứng dụng trực thuộc Bộ Công Thương, trong những năm qua, Viện Công nghiệp thực phẩm đã thực hiện nhiều đề tài, dự án cấp Quốc gia và cấp Bộ, cũng như các đề tài do Viện tự đầu tư. Các đề tài, dự án nghiên cứu này đã gắn kết với sản xuất và đem lại hiệu quả, lợi ích kinh tế - xã hội cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và Viện.
Chiều 4/2, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của ông Dương Quang Thành - Chủ tịch HĐTV EVN, Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã họp phiên thứ nhất năm 2020.
Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ thành lập ngày 15/02/1977 với 4 cụm nhà máy điện tuabin khí. Hàng năm, Công ty cung cấp cho hệ thống điện quốc gia hơn 16 tỷ kWh, chiếm khoảng 26% sản lượng điện phía Nam và khoảng 11% sản lượng điện toàn hệ thống điện. Thời gian qua, Công ty đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Những năm qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), chủ động tiếp cận với những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) để áp dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần quan trọng đưa hệ thống điện Việt Nam vận hành an toàn, ổn định, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Xác định lấy doanh nghiệp (DN) là trung tâm của hoạt động đổi mới khoa học và công nghệ (KH&CN), Đảng, nhà nước cũng như ngành KH&CN đã đẩy mạnh xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực đổi mới, hấp thụ và từng bước phát triển công nghệ của DN.
Để nâng hiệu quả và năng suất chất lượng phục vụ khách hàng, những năm qua, ngành điện đã chú trọng ứng dụng công nghệ mới.
Để nâng hiệu quả và năng suất chất lượng, những năm qua, ngành điện đã chú trọng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh.
Ngày 28/10/2019, dưới sự chủ trì của ông Thiều Kim Quỳnh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), đã diễn ra buổi làm việc về triển khai Đề án ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất chất lượng ngành dệp may cần ứng dụng từng bước giải pháp sản xuất thông minh để nắm bắt kịp thời xu hướng.
Nhằm để đẩy mạnh chủ trương của ngành điện trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh để tăng năng suất lao động và hạn chế tối đa thời gian mất điện của khách hàng sử dụng điện, sắp tới Công ty Điện lực Bến Tre dự kiến sẽ trình Tổng Công ty cho tiếp tục bổ sung thêm 1 Đội Hotline nữa trên địa bàn tỉnh.
Việc áp dụng công nghệ đào chống lò bằng vì neo vào ngành than đã góp phần tiết giảm chi phí sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao công tác an toàn lao động.
Ngày 1/10, tại TP HCM, Hội Dầu khí Việt Nam (VPA), Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) và Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng (GAET) đã có buổi họp thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác phối hợp nghiên cứu, phát triển và ứng dụng vật liệu nanocarbon trong lĩnh vực quốc phòng.
Trong giai đoạn vừa qua, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) là động lực then chốt để phát triển bền vững cho các khối ngành sản xuất của ngành Công Thương. Các hoạt động KH&CN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.