Thứ bảy, 21/12/2024 | 23:17
Năng suất lao động của một quốc gia là tổng hợp năng suất của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân, muốn tăng năng suất của cả nền kinh tế trước hết phải tăng năng suất của từng ngành.
Ngày 25/7, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức buổi làm việc về Chương trình hỗ trợ cho sinh viên về hoạt động năng suất năm 2023-2024.
Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HAUI) đã nghiên cứu, xây dựng quy trình công nghệ và chế tạo bánh răng xoắn trên máy CNC 5 trục và triển khai áp dụng quy trình công nghệ vào sản xuất tại doanh nghiệp.
Giảm thiểu lãng phí trong sản xuất kinh doanh luôn là giải pháp được xem xét khi thực hiện các chương trình cải tiến năng suất tại doanh nghiệp. Trong đó, sản xuất dư thừa là một trong những lãng phí được đánh giá là nghiêm trọng và tồi tệ nhất trong các dạng lãng phí vì sản xuất dư thừa tiềm ẩn hoặc tạo ra các lãng phí khác.
Đổi mới sáng tạo trong sản xuất là một trong những yêu cầu sống còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay.
Năm 2022, Tổng công ty May 10 đạt danh hiệu Mô hình sử dụng năng lượng xanh 5 sao. Đây là kết quả cho quá trình dài tiết kiệm năng lượng nhằm xanh hóa sản xuất.
Việc sai lỗi làm giảm năng suất tổng thể doanh nghiệp, nguy cơ làm nghẽn dòng chảy của quá trình sản xuất, dẫn đến trường hợp chờ đợi, công đoạn sau không có nguồn nguyên liệu, sản phẩm để tiếp tục sản xuất.
Lãng phí mang ý nghĩa sử dụng các nguồn lực chưa hợp lý, ảnh hưởng và làm giảm chất lượng cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng và các bên liên quan. Bởi vậy, giảm thiểu lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là giải pháp được xem xét khi thực hiện các chương trình cải tiến năng suất tại doanh nghiệp.
Để thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, giảm phụ thuộc phân bón và thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến chất lượng gạo, gây ô nhiễm môi trường. Từ đó giúp tăng năng suất và chất lượng gạo, nâng giá thành xuất khẩu.
Theo các chuyên gia, đổi mới sáng tạo là cách thức mới để doanh nghiệp thực hiện hiệu quả mục tiêu chiến lược, bảo đảm sự tồn tại thịnh vượng trong tương lai.
Mới đây, tại trụ sở Bộ Khoa học & Công nghệ, Hội đồng Quốc gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG) năm 2022 đã tổ chức phiên họp lần thứ hai. Ông Lê Xuân Định - Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp.
Đầu tư vào con người luôn là khoản là đầu tư mang ý nghĩa chiến lược, bởi vậy việc áp dụng Mô hình nhóm huấn luyện TWI là yêu cầu đặt ra từ thực tiễn đối với doanh nghiệp trong quá trình phát triển.
Ngày 23/6/2023, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) tổ chức Chương trình đào tạo nội bộ về nâng cao năng suất với Mô hình nhóm huấn luyện TWI. Diễn giả là bà Lê Thị Hoàng Anh – Chuyên gia tư vấn Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 (SMEDEC 2).
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, mô hình nhóm huấn luyện TWI chính là một công cụ cải tiến hữu ích nhằm cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao năng suất cho các doanh nghiệp Việt Nam.
5S là cụm 5 từ tiếng Nhật thể hiện triết lý, phương pháp làm việc nhằm tạo ra môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, thuận tiện, giảm thiểu lãng phí, đảm bảo an toàn, từ đó nâng cao năng suất và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh như hiện nay, việc cải thiện, thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và từng doanh nghiệp.
Để cải thiện năng suất lao động cả về giá trị và tốc độ, Việt Nam cần đồng bộ chính sách và có đột phá. Bởi đột phá là yếu tố quan trọng giúp “bứt phá” từ thực trạng hiện nay để đạt được cột mốc mới.
Quy hoạch hướng đến mục tiêu phát triển mạng lưới tổ chức KH&CN công lập có cơ cấu hợp lý theo định hướng ưu tiên phát triển của quốc gia, ngành và lĩnh vực, hoạt động hiệu quả, tiếp cận với chuẩn mực quốc tế, làm nền tảng tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Nhằm nội địa hóa các thiết bị trong hệ thống thải tro, xỉ của lò hơi CFB, tự chủ cung cấp phụ tùng thiết bị trong toàn bộ quá trình vận hành nhà máy, Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đã thực hiện đề tài cấp Quốc gia: “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống thải tro xỉ cho lò hơi đốt than công nghệ CFB năng suất từ 12 tấn/giờ đến 15 tấn/giờ” và đem lại nhiều kết quả về mặt kinh tế - xã hội.
Hiện nay, các công cụ năng suất đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp và tổ chức. Vai trò của chúng không chỉ thể hiện ở việc cải thiện kết quả kinh doanh tổng thể, mà còn giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức thay đổi linh hoạt trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và đối thủ cạnh tranh.