Thứ sáu, 27/12/2024 | 12:50
Chiều ngày 06/11/2020, Ủy ban về Khoa học và Công nghệ (thuộc Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh) đã họp phiên toàn thể dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Phó Chủ tịch Ủy ban.
Trong năm năm vừa qua thị trường KH&CN đã đạt được các chỉ tiêu quan trọng là gia tăng giá trị giao dịch trên thị trường; gia tăng tỉ trọng giao dịch nhóm các sản phẩm hàng hóa, tài sản trí tuệ hoặc công nghệ; tốc độ tăng trưởng trung bình của thị trường công nghệ là 16.7%, tăng so với chỉ tiêu đặt ra.
Với sự xuất hiện của nhiều tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, ngành cơ khí trong nước cũng đang nỗ lực bắt kịp dòng chảy này để nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu.
“Nghiên cứu xây dựng phương pháp tính toán tải lạnh - tải nhiệt mới cho thiết kế hệ thống điều hòa không khí ở Việt Nam” là đề tài nghiên cứu khoa học do nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Xây dựng thực hiện, được Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Xây dựng nghiệm thu đánh giá kết quả đạt loại Khá.
Quốc hội đã chính thức phê chuẩn bổ nhiệm PGS.TS Huỳnh Thành Đạt giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ với 443 phiếu đồng ý (bằng 92,09% tổng số đại biểu Quốc hội).
Nhằm kết nối cung cầu công nghệ giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, vừa qua Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ đã tổ chức buổi Tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy kết nối cung cầu công nghệ”.
Đó là tên và cũng là chủ đề của Hội nghị Thúc đẩy năng suất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Hiệp hội DNVVN Việt Nam phối hợp tổ chức với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của DNVVN.
Xác định khoa học-công nghệ là “đòn bẩy” duy trì tốc độ tăng trưởng, cải thiện chất lượng và hiệu quả đầu tư, từ nhiều năm qua, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chú trọng đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung-cầu nhằm đưa các sản phẩm khoa học-công nghệ nhanh chóng tiếp cận các doanh nghiệp, nhà sản xuất, đồng thời cung cấp thông tin, nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp đến các nhà khoa học.
UBND TPHCM vừa ban hành kế hoạch thu hút chuyên gia, nhà khoa học năm 2020. Kế hoạch xác định thu hút 14 vị trí cho Sở KH-ĐT, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Viện Khoa học và công nghệ tính toán (thuộc Sở KH-CN).
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định khuyến khích các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản đầu tư áp dụng hoặc chuyển đổi công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ sạch thân thiện môi trường.
Ngày 10/11, tại Trường Đại học Công nghiêp TP. Hồ Chí Minh (IUH) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa IUH với 2 viện nghiên cứu và 8 doanh nghiệp (DN) về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Nhìn lại chặng đường 35 năm đổi mới, hội nhập quốc tế, Ðảng và nhân dân ta đã có nhiều nỗ lực để phát triển kinh tế, đồng thời nhận thức được, đất nước muốn phát triển nhanh, bền vững phải dựa trên khoa học - công nghệ (KHCN);...
Hội thảo “Tổng kết Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ giai đoạn 2015-2020” đã được Bộ KH &CN tổ chức để đánh giá những kết quả đã đạt được của Chương trình và đề xuất giải pháp phát triển KH&CN trong giai đoạn tới năm 2021-2030
Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) đến năm 2020 (Chương trình 2075) sau 5 năm triển khai đã có tác động tích cực, thúc đẩy hợp tác công tư, liên kết tổ chức khoa học với doanh nghiệp để phát triển.
Nhận định làm chủ công nghệ là một yếu tố quan trọng giúp Việt Nam kiểm soát dịch Covid-19, các diễn giả đến từ Bộ TT&TT, Bộ Y tế và các doanh nghiệp vừa chia sẻ kinh nghiệm triển khai với cộng đồng quốc tế tại hội thảo ngày 5/11.
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh thực thi cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do và xu hướng phát triển, ứng dụng nhanh chóng các thành tựu mới về khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh
Mới đây, tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (NATEC) với trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh (UEH).
Ngoài nguồn công nghệ trong nước từ Viện, Trường, các kênh nhập khẩu và chuyển giao nước ngoài cần được thúc đẩy, gia tăng tỷ trọng công nghệ thiết bị trong thị trường.
Chiến lược phát triển Trường Đại học Mỏ - Địa chất giai đoạn 2009-2020 và tầm nhìn 2030 đã chỉ ra rằng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực khoa học trái đất và mỏ, đáp ứng nhu cầu xã hội và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Trong xu thế hội nhập, việc đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, dây chuyền công nghệ là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp (DN). Với DN ngành than, yêu cầu này càng đòi hỏi cao hơn bởi tính cạnh tranh và an toàn trong khai thác của lĩnh vực này rất lớn.