Thứ bảy, 25/03/2023 | 21:47
Chế tạo máy tráng men tự động với giá thành hợp lý nhằm thúc đầy sự phát triển của ngành sản xuất sứ dân dụng, tăng khả năng cạnh tranh của sản gốm sứ trên thị trường.
Việc nghiên cứu và tổng hợp thành công hệ gốm làm chất dẫn ion sẽ mở ra cơ hội mới cho các đơn vị sản xuất pin Li-ion rắn của Việt Nam, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty đa quốc gia trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp mới đây đã nghiên cứu, chế tạo thành công men phủ kim loại nhằm tạo ra nhiều sản phẩm phong phú hơn phục vụ nhu cầu đời sống của con người.
Nhằm giải quyết bài toán về nguyên liệu cũng như các vấn đề môi trường trong sản xuất sứ dân dụng, KS. Nguyễn Thị Tỵ thuộc Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp đã triển khai đề tài “Nghiên cứu ứng dụng Silica siêu mịn từ tro trấu để giảm nhiệt độ nung trong sản xuất sứ dân dụng cao cấp”.
Cụ thể, kỹ sư Nguyễn Văn Duy cùng các cộng sự tại Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp đã xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất cyclon thủy lực hệ vật liệu gốm chịu mài mòn cao, được dùng trong công nghiệp tuyển khoáng. Công nghệ mới đã được ứng dụng trong các doanh nghiệp và đạt được nhiều kết quả tích cực.
KS. Nguyễn Văn Duy và các cộng sự tại Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp đã xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất bi nghiền ZrO2 cho máy nghiền bi – một thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khai thác đá, sản xuất xi măng, quặng, hóa chất, vật liệu xây dựng…
Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp đẩy mạnh các dịch vụ khoa học công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong giai đoạn đến năm 2030, định hướng phát triển của Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp sẽ tập trung vào các công nghệ dẫn dắt đáp ứng yêu cầu phát triển ngành gốm sứ thủy tinh công nghiệp trong giai đoạn mới.
TS. Chu Văn Giáp - Viện trưởng Viện nghiên cứu Sành sứ Thuỷ tinh Công nghiệp chia sẻ về vai trò của KH&CN trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sành sứ, thủy tinh phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Viện nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp đã tận dụng các nguồn lực, tập trung triển khai thực hiện các dự án, nhiệm vụ nghiên cứu KHCN theo hướng thúc đẩy hiện đại hóa của ngành sản xuất sành sứ-thủy tinh.
Trong thời gian qua, Viện Nghiên cứu Sành sứ - Thủy tinh Công nghiệp đã tích cực tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN). Qua đó, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sành sứ, thủy tinh phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.