Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Chủ nhật, 08/09/2024 | 07:33

Chủ nhật, 08/09/2024 | 07:33

Tin KHCN

Cập nhật lúc 11:02 ngày 05/06/2024

Đánh giá tiềm năng và cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam và đề xuất với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Tóm tắt:
Với đường bờ biển dài trên 3.200 km và diện tích vùng biển khoảng 1.000.000 km2, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng gió biển rất lớn, đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Đến nay, các nghiên cứu được thực hiện chủ yếu là đánh giá tiềm năng điện gió, chưa có các nghiên cứu kỹ thuật chuyên sâu, chưa có các nghiên cứu về chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi và đánh giá khả năng tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam. Là doanh nghiệp có kinh nghiệm và lợi thế trong việc thực hiện các công trình trên biển, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có thể làm chủ các lĩnh vực chuyên sâu trong chuỗi phát triển điện gió ngoài khơi như: khảo sát địa vật lý đáy biển, thi công xây lắp tuyến cáp ngầm trên biển, lắp đặt kết cấu thép trên biển, vận chuyển thiết bị... Để nắm bắt cơ hội trong việc khai thác điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, Petrovietnam đã và đang triển khai xây dựng và chuẩn bị các điều kiện cần thiết sẵn sàng tham gia vào đầu tư cũng như cung cấp dịch vụ trong chuỗi cung ứng phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Nghiên cứu này đã đánh giá được lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam theo các quy hoạch, hướng tới mục tiêu công suất điện gió ngoài khơi sẽ tăng từ mức 0 ở hiện tại lên 6 GW vào năm 2030 và 70 - 91,5 GW vào năm 2050. Kết quả đánh giá xu hướng công nghệ, chi phí, tiềm năng chuỗi cung ứng cho điện gió ngoài khơi tại Việt Nam cho thấy các đơn vị của Petrovietnam có thế mạnh trong các dịch vụ như: phân tích, khảo sát địa chất, địa vật lý, hải văn và đánh giá tác động môi trường; dịch vụ thiết kế, chế tạo công trình trạm biến áp (TBA) ngoài khơi, dịch vụ lắp đặt turbine, móng turbine, trải cáp điện ngầm ngoài khơi; dịch vụ vận hành và bảo trì, bảo dưỡng (O&M) và các dịch vụ khi kết thúc dự án như: tháo dỡ các công trình trên biển, hệ thống cáp ngầm... Trên cơ sở kết quả phân tích tiềm năng và cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp để phát triển điện gió ngoài khơi trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.
Từ khóa: Điện gió ngoài khơi, tiềm năng, chuỗi cung ứng, thị trường, chính sách.
Xem chi tiết: tại đây
Nguyễn Xuân Phương, Lê Văn Hùng, Trần Tuấn Dương, Vũ Bình Dương (Viện Năng lượng, Bộ Công Thương)
Phạm Quý Ngọc, Hoàng Thị Phượng (Viện Dầu khí Việt Nam)
Nguồn: Tạp chí Dầu khí số 01-2023
lên đầu trang