Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ ba, 17/09/2024 | 02:41

Thứ ba, 17/09/2024 | 02:41

Tin KHCN

Cập nhật lúc 10:53 ngày 04/06/2024

Chuyển dịch năng lượng thế kỷ XXI: Một vài suy nghĩ về định hướng phát triển ngành dầu khí Việt Nam

Tóm tắt:
Trong xu thế chuyển dịch năng lượng, các nền kinh tế đều phải chuyển dịch sang phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, carbon thấp. Ngành công nghiệp dầu khí thế giới cũng đang định hình lại chiến lược phát triển theo xu thế chuyển dịch năng lượng, giảm phát thải, phát triển năng lượng tái tạo, tái cơ cấu hoạt động sang những lĩnh vực carbon thấp hơn.
Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) giai đoạn đến hết năm 2025 xác định mục tiêu xây dựng và phát triển Petrovietnam thành Tập đoàn công nghiệp năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực, phù hợp với xu thế phát triển mới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng; có vị trí và vai trò nòng cốt trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia...
Bài viết phân tích cơ hội và thách thức của ngành Dầu khí Việt Nam trong quá trình chuyển dịch năng lượng, đề xuất các giải pháp “quan sát, chuẩn bị và chớp thời cơ” trong điều kiện công nghệ chưa hoàn thiện, thiếu vốn đầu tư, chính sách, khung pháp lý còn thiếu. Nhiệm vụ quan trọng đối với ngành Dầu khí hiện nay là vừa tiếp tục phát huy vai trò của dầu khí truyền thống (với nguyên tắc tìm cách tiếp cận mới, phương pháp mới, hiệu quả hơn đối với những đối tượng quen thuộc; nghiên cứu, tìm kiếm những đối tượng mới; quản trị rủi ro tốt và áp dụng các công nghệ tiên tiến) vừa chuyển dịch năng lượng, giữ vai trò tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, đầu tư, trở thành bệ đỡ cho chuỗi giá trị các ngành công nghiệp mới phát triển như điện gió ngoài khơi, hydrogen/ammonia xanh, CCUS...
Từ khóa: Chuyển dịch năng lượng, CCUS, hydrogen, điện gió ngoài khơi
Xem chi tiết: tại đây
Phan Ngọc Trung1,2, Nguyễn Hồng Minh1,2
1Viện Dầu khí Việt Nam
2Hội Dầu khí Việt Nam
Nguồn: Tạp chí Dầu khí số 01-2023
lên đầu trang