Chủ nhật, 05/01/2025 | 05:53
Ngày 15/5/2020, tại Hà Nội, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) và Đại học Mỏ - Địa chất (HUMG) đã ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện trong nghiên cứu khoa học và hợp tác phát triển khoa học công nghệ, đào tạo và phát triển nguồn lực...
Bài báo phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thu gom, vận chuyển dầu khí, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tối ưu vận chuyển dầu khí trên các công trình biển tại các mỏ của Vietsovpetro để gia tăng sản lượng khai thác dầu khí.
Trong nhiệm kỳ mới 2020-2025, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (dựa trên nền tảng công nghệ số, tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất) sẽ là cơ hội và cả thách thức đối với PVU
Trong giai đoạn tới, PVN sẽ tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu KH&CN để tìm ra các giải pháp tối ưu phục vụ cho khai thác dầu khí,
Công ty CP Đầu tư Kỹ nghệ TM Đức Anh đang sở hữu Công nghệ cắt giếng khoan, ống chống, chân đế giàn khoan dầu khí bằng mìn định hướng.
Công ty Rosneft, Nga tuyên bố các chuyên gia của Orenburgneft, công ty con của Rosneft, đã tiến hành thử nghiệm thành công hệ thống điều khiển khoan tự động đầu tiên trên quy mô công nghiệp tại Nga.
Ngày 6-1-2020, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã trao quyết định và công bố các sáng kiến xếp loại đặc biệt và loại A cấp Tập đoàn. Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) có 5 sáng kiến đạt loại A, tiết kiệm cho BSR 401 tỉ đồng.
Dịch Covid-19 đang hoành hành, tàn phá nền kinh tế thế giới và giá dầu thấp kéo dài được coi như cuộc "khủng hoảng kép" đe dọa ngành công nghiệp dầu khí thế giới nói chung và Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) nói riêng. Là tập đoàn kinh tế mũi nhọn của đất nước, đang gánh vác nhiều trọng trách, Petrovietnam với sự đồng lòng và vững vàng của mỗi người lao động, mỗi tập thể đã cùng cố gắng thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh, cũng như sẻ chia trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Để triển khai các giải pháp ứng phó với kịch bản giá dầu thấp và dịch Covid-19, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang triển khai nhiều hoạt động nhắm thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Công Thương chỉ đạo.
Bộ Công Thương yêu cầu ngành than và ngành dầu khí triển khai giải pháp ứng phó với tác động của dịch bệnh Covid-19.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang rà soát chiến lược phát triển các lĩnh vực cốt lõi, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí, góp phần hiện thực hóa mục tiêu cung cấp năng lượng sơ cấp đến năm 2030
Triển vọng phát triển lĩnh vực khí tự nhiên sẽ tích cực hơn dầu, được hỗ trợ bởi các dự án đầu tư khai thác mới đang và sẽ được thực hiện...
Để gia tăng và duy trì sản lượng khai thác, giải pháp địa chất kỹ thuật (GTM) được ưu tiên sử dụng như: khoan giếng mới (giếng đan dày, giếng khoan cắt thân), chuyển tầng khai thác, bắn thêm vỉa, nứt vỉa thủy lực, xử lý nhiễm bẩn thành hệ vùng cận đáy giếng, ngăn cách nước… Tại các mỏ/cụm mỏ đóng góp sản lượng khai thác chính ở bể Cửu Long, số lượng giếng thực hiện các giải pháp địa kỹ thuật chiếm khoảng 10 - 15% tổng số giếng đang hoạt động trong giai đoạn 2015 - 2018.
Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã xây dựng được một ngành cơ khí dầu khí hiện đại, có khả năng đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu thăm dò, khai thác dầu khí thay cho những sản phẩm cơ khí trước đây phải mua của ngước ngoài.
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ. “Cách mạng” nhưng không phải là sự phế bỏ cái cũ, thay bằng cái mới, mà là sự phát triển bùng nổ trên cơ sở những thành tựu đạt được từ những cuộc CMCN trước. CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội, song cũng đặt ra những thử thách lớn cho sự phát triển của Việt Nam.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, sáng tạo và đổi mới công nghệ là chìa khóa nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Công ty tư vấn Tessella đang sử dụng AI và Big Data để dự đoán tình trạng ăn mòn các cấu kiện kim loại trên các dàn khoan dầu khí.
Ngày 10/7/2018, ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và ông Alexey Miller, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã có buổi làm việc tại thủ đô Moskva, Liên bang Nga.
Tổng Công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty Cổ phần FPT vừa ký Thoả thuận hợp tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ mới trong dầu khí.
Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho biết, đã nghiên cứu xây dựng và áp dụng Bộ chỉ số hiệu quả môi trường (EPI) nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực lọc - hóa dầu.