Chủ nhật, 22/12/2024 | 18:54
Sau gần 3 tháng đăng tải công khai Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) để lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Bộ Công Thương đang khẩn trương thảo luận và hoàn thiện Dự thảo Luật.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được xây dựng với mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng - là bên yếu thế trong giao dịch, tuy nhiên, vẫn cân bằng với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Bộ Công Thương hiện đang lấy ý kiến góp ý xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) (sửa đổi). Theo đó, Bộ đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong các giao dịch đặc thù đối với người tiêu dùng.
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đang được dư luận quan tâm. Một trong những điểm đáng chú ý trong lần sửa đổi này là điều 6 quy định về bảo vệ quyền lợi nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương.
Tính đến nay, hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam (TCVN) đã lên đến hơn 13.000 TCVN và hơn 800 QCVN, với hơn 60% TCVN hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế. Đây chính là công cụ quản lý nhà nước nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực, ngăn chặn các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ người dân.
Theo Sách trắng Thương mại điện tử năm 2021, tỷ lệ người dùng mạng tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng từ 77% trong năm 2019 lên 88% trong năm 2020. Có thể nói, thương mại điện tử đã, đang và sẽ ngày càng phát triển do những lợi ích rõ ràng mà phương thức này mang mại.
Theo các chuyên gia, trước tình hình thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm chứa chất cấm, độc hại, kháng sinh trong thủy sản,… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng, truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không đảm bảo an toàn trở thành vấn đề quan tâm chung của toàn cầu.
Ngày 25/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về hoạt động thương mại điện tử. Bên cạnh nhiều quy định mới về quản lý hoạt động thương mại điện tử nói chung, Nghị định số 85/2021/NĐ-CP đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khu mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua thương mại điện tử.
Người tiêu dùng (NTD) khi giao dịch mua sắm hàng hóa, sản phẩm được giới thiệu trên website thương mại điện tử (TMĐT) sẽ được cung cấp các thông tin chi tiết về hàng hóa, sản phẩm, giúp hạn chế tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ do người bán đăng tải.
Đến nay, doanh nghiệp đã ý thức được việc phải chinh phục người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm, giá thành hấp dẫn và mẫu mã đa dạng… Đây là khẳng định của bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - khi trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Công Thương.
Tập đoàn De Heus (Hà Lan) đã hợp tác với Microsoft Việt Nam triển khai ứng dụng nông nghiệp 4.0 trên toàn bộ hệ thống quản lý và vận hành của mình ở Việt Nam và các nước khác trong khu vực Châu Á.
Theo chuyên gia, người tiêu dùng khi mua nguyên liệu về làm bánh trung thu cần chú ý về vấn đề nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, tránh rủi ro tới sức khỏe.
Công ty khởi nghiệp Novameat đang có kế hoạch bán loại bít tết in 3D trực tiếp cho người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng sản phẩm thịt làm từ thực vật.
Dịch Covid-19 đã và đang tác động đến hoạt động mua bán, cung ứng, kinh doanh, phân phối và xuất khẩu hàng hóa. Chính vì vậy, trong điều kiện hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) đang là sự lựa chọn tất yếu của nhiều nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2021-2025
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương phát đi cảnh báo mô hình hoạt động của các tổ chức, cá nhân mời gọi đầu tư vào hệ thống để thuê “Robot AI” với khả năng “tự kiếm tiền” có dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép.
Thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, thời gian qua, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai công tác thanh kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm và được triển khai đồng loạt trên địa bàn thành phố. Qua công tác thanh kiểm tra đã xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, kịp thời phát hiện chấn chỉnh, ngăn chặn các sản phẩm không an toàn đến tay người tiêu dùng.
Tác động của việc giá nông sản chủ lực từ lúa mì, dầu thực vật đến đường tăng vọt trong vài tháng qua đang ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở châu Á.
Việc mua bán online trên các sàn thương mại điện tử (TMÐT) hoặc mạng xã hội như Facebook, Zalo đang ngày càng trở nên phổ biến và đã bị một số tổ chức, đối tượng lợi dụng để kinh doanh hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, thậm chí cả hàng cấm.
Minh bạch hóa các quy định nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam nhưng cũng đảm bảo quy định phù hợp để vừa đảm bảo bảo vệ người tiêu dùng nhưng cũng không gây gánh nặng cho doanh nghiệp là một trong những điểm nổi bật của Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.