Thứ năm, 02/01/2025 | 21:42
Tổ máy số 2 Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã hòa lưới điện quốc gia trở lại sau thời gian dừng máy để Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN (EVNPSC) thực hiện thay thế cáp dầu bằng cáp khô tổ máy.
Sau hơn 10 tháng đưa vào sử dụng, máy biến áp 500kV dự phòng cho hai Nhà máy Thủy điện Lai Châu và Sơn La (máy biến áp nguồn 3 pha 500kV-467MVA đầu tiên do cán bộ, kỹ sư Việt Nam chế tạo) đang vận hành an toàn, ổn định tại Nhà máy Thủy điện Sơn La, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất đang áp dụng trên thế giới hiện nay.
Theo tính toán, tổng lượng nước về trong giai đoạn mùa mưa năm nay trên nhánh sông Đà thiếu hụt khoảng 15 tỷ m3 so với trung bình nhiều năm.
Những bản vẽ trên giấy dần bị thay thế. Công nhân, kỹ sư cũng không cần "chờ đợi" đến kỳ sửa chữa lớn mới được tiếp xúc các chi tiết thực tế của thiết bị. Giờ đây, việc học tập, nghiên cứu tại Công ty CP Thủy điện Thác Mơ đang diễn ra với phương thức rất mới!
Với vị thế là thủy điện lớn nhất khu vực miền Trung Tây Nguyên, Công ty Thủy điện Ialy được giao quản lý vận hành 03 Nhà máy thủy điện lớn là Ialy, Sê San 3 và Pleikrông.
Thực hiện chủ đề năm 2021 của EVN, EVNGENCO2, Công ty Thủy điện An Khê - Ka Nak đã và đang tích cực triển khai chuyển đổi số trong quá trình sản xuất, kinh doanh điện, bước đầu mang lại nhiều kết quả thiết thực.
Từ khá sớm để tối ưu hóa sản xuất Công ty CP Thủy điện Thác Mơ -Tổng Công ty Phát điện 2 (Thủy điện Thác Mơ) tích cực nghiên cứu, đẩy mạnh số hóa trong sản xuất nâng cao năng lực quản lý, phát triển nguồn nhân lực.
Ngày 24/9, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – ông Ngô Sơn Hải đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà về vận hành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình cấp nước cho hạ du trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Ngày 20/9/2021, tại trụ sở Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 1 (PECC1) diễn ra lễ ký Hợp đồng dịch vụ tư vấn thiết kế các hạng mục thuộc gói thầu số 1 - Cụm đầu mối - Dự án Thủy điện Tanahu (Nepal) giữa liên danh Tổng công ty Sông Đà – Kalika (Nepal) và PECC1. Lễ ký kết được tiến hành theo hình thức trực tuyến.
Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương (AVC) thuộc Tổng công ty Phát điện 2, đã nghiên cứu, phát triển phần mềm tự động cập nhật và báo cáo số liệu vận hành hồ chứa để áp dụng tại Nhà máy Thủy điện A Vương (tỉnh Quảng Nam). Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm triển khai chuyển đổi số của đơn vị.
Điện mặt trời nổi đang ngày càng phổ biến vì một số lợi ích nổi bật, đặc biệt tại các quốc gia khan hiếm đất hoặc có lượng nước lớn. Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc phát triển điện mặt trời nổi vì sở hữu đường bờ biển dài, gồm nhiều sông hồ, và nhiều hệ thống các hồ thuỷ điện đang hoạt động.
Hệ thống cảnh báo xả nước điều tiết hồ chứa thủy điện dựa trên nền tảng hệ thống thông tin di động toàn cầu (GMS) được Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ cải tiến nhiều lần, ngày càng hoàn thiện hơn. Người dân vùng hạ du sông Ba rất ủng hộ cách làm này.
Cùng với sự xây dựng và hình thành của các đập, hồ chứa nước, thì công tác quản lý an toàn đập càng ngày phức tạp, nhiều thử thách, bởi ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người dân dưới vùng hạ du.
Với sự kiện hòa lưới thành công tổ máy H5 với đủ công suất thiết kế 80MW, Nhà máy Thủy điện Đa Nhim có tổng công suất 240MW, góp phần tích cực trong việc bổ sung công suất cho lưới điện Quốc gia vào giờ thấp điểm.
Ứng dụng BanVeHMI chạy được trên nền tảng Android và iOS, tích hợp các modul quản lý tự động cập nhật thông tin thời gian thực về chế độ vận hành của các tổ máy; mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu; thống kê theo thời gian các thông số như: Công suất, sản lượng, thuỷ văn, thông tin mức nước hồ chứa…
Chuyển đổi số hệ thống DCS tại các nhà máy thủy điện là điều kiện tất yếu nhằm duy trì và nâng cao khả năng hoạt động ổn định, an toàn của các tổ máy phát điện, hướng tới xây dựng “nhà máy thông minh” trong tương lai.
Ứng dụng theo dõi thông số nhà máy điện - BanVeHMI chạy được trên nền tảng Android và iOS, tích hợp các modul quản lý tự động cập nhật thông tin thời gian thực về chế độ vận hành của các tổ máy; mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu; thống kê theo thời gian các thông số như: Công suất, sản lượng, thuỷ văn, thông tin mức nước hồ chứa…
Trước tình hình cấp bách mùa mưa bão đang đến gần, các đơn vị thủy điện đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, sẵn sàng các tình huống ứng phó nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Nhằm đạt tiến độ tích nước đường hầm (ngày 26/7) và vận hành thử thách 72 giờ tổ máy H5 thuộc Dự án mở rộng Nhà máy Thủy điện Đa Nhim (ngày 8/8/2021), Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (ĐHĐ) đang tập trung mọi nguồn lực cho công trình trọng điểm này.
Công ty thủy điện Huội Quảng-Bản Chát đã ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong quản lý, bảo đảm an toàn hồ chứa, đập thủy điện Bản Chát.