Thứ bảy, 21/12/2024 | 23:40
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng cường ứng dụng, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa máy móc thiết bị công nghệ cao thay thế lao động thủ công ở những công đoạn máy móc có thể thay thế để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
Bài báo đã nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ nhiệt luyện khác nhau tới tổ chức tế vi và sự hình thành pha tăng bền hợp kim nhôm mác 2030-AlCu4PbMg. Tổ chức của hợp kim được đánh giá bằng phương pháp hiển vi quang học và hiển vi điện tử quét
Cuộc trò chuyện với ông Trần Việt Hòa – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ đã cho thấy những kết quả của Dự án trong giai đoạn qua cũng như những giải pháp ưu tiên của Bộ Công Thương trong thời gian tới.
Ngày 30/12, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH) phối hợp với Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tổ chức lễ tổng kết và trao giấy chứng nhận cho 100 học viên hoàn thành khóa “Đào tạo quản lý, hỗ trợ kỹ thuật, cải tiến sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm và xử lý môi trường cho các doanh nghiệp ngành dệt may năm 2020”.
Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có “tiền lệ” trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cùng với đó, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã đặt tất cả các quốc gia trước thách thức phải luôn đổi mới các phương thức quản trị và hệ thống điều hành để thích ứng với trạng thái bình thường mới.
Căn cứ theo quyết định số 1472/QĐ-BCT ngày 28 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Danh mục đặt hàng năm 2020 thực hiện Dự án “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG, HÀNG HÓA NGÀNH CÔNG NGHỆP” nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp chủ lực trên cơ sở áp dụng các giải pháp quản lý, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ để thúc đẩy một số sản phẩm, hàng hóa công nghiệp có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Cục ATTP đề nghị các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra tập trung vào chất lượng, an toàn sản phẩm, hạn sử dụng, nguồn gốc nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm, việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm, ghi nhãn sản phẩm, nguyên liệu, phụ gia sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm, điều kiện sản xuất thực phẩm và quảng cáo thực phẩm.
Bộ Công Thương cho biết, thông qua khảo sát, 91% doanh nghiệp nhận định việc áp dụng ISO 9001 giúp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa
Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 thuộc Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” giai đoạn 2012-2020
Công ty BT Lerson có trụ sở 15.000ft² ngay trước sân bay Stansted hiện đang hợp tác với DMG Mori và được hưởng lợi từ các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn quy trình đồng thời cũng sử dụng công cụ, máy móc do công ty này cung cấp.
Đại dịch COVID-19 khiến nhiều đơn hàng may xuất khẩu bị ngừng lại nhưng cú sốc này không làm Công ty cổ phần may Nam Hà bị quật ngã. Chính việc sớm tiếp cận với mô hình quản lý sản xuât suất tinh gọn và việc thực hiện tốt những công cụ cải tiến ở công ty này đã hình thành văn hóa cải tiến không ngừng giúp doanh nghiệp thích ứng được với hoàn cảnh bất lợi.
Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp (Dự án) do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện theo Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình thuộc một trong 09 Dự án thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.
Giai đoạn 2021-2030, Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa hướng tới nhiều mục tiêu mới. Cụ thể, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm của toàn ngành công nghiệp phấn đấu đạt mức 7,5%, trong đó tốc độ tăng năng suất của các ngành công nghiệp ưu tiên cao hơn 12%...
Triển khai Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của ngành công nghiệp đến năm 2020”, Bộ Công Thương đã thực hiện các nhiệm vụ như: Tuyên truyền; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xây dựng và thực hiện các dự án nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm, hàng hóa công nghiệp chủ lực như: Dệt may, thép, nhựa, hóa chất…; áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ…
Kết quả khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, có đến 99,3% doanh nghiệp đánh giá hoạt động của Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp (Dự án) do Bộ Công Thương chủ trì mang lại hiệu quả rõ nét.
Sau hơn 25 năm, Công ty CP Chăn nuôi Việt Nam có 15 nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi... dành nhiều giải thưởng chất lượng.
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp (DN). Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng... là giải pháp quan trọng để DN nâng cao năng suất, chất lượng.
Với mục tiêu phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) cho các nhóm sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, vệ sinh và ô nhiễm môi trường, tại Dự án 1 “Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, Bộ KH&CN đã phối hợp cùng các bộ, ngành xây dựng hàng nghìn TCVN, QCVN tạo nền tảng chất lượng vững chắc giúp cộng đồng doanh
Trung tâm Khuyến công, Xúc tiến thương mại và Tiết kiệm năng lượng (Trung tâm Khuyến công - Sở Công thương) vừa hỗ trợ Công ty TNHH Cà phê Huy Tùng (KCN An Phú) hệ thống rang cà phê công nghệ cao, giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều dòng sản phẩm mới, chất lượng cao và ổn định.