Thứ sáu, 01/11/2024 | 08:04
Bộ Công Thương ra Quyết định ban hành Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển ngành Công Thương đến năm 2030.
Sáng 28/10, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và một số đại biểu đã thực hiện nghi thức khánh thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia NIC và khai mạc Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam (VIIE 2023).
Tỉnh Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 05-10 doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh xây dựng và triển khai dự án, mô hình điểm áp dụng đồng bộ các giải pháp về cải tiến năng suất chất lượng; thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) nâng cao năng suất.
Nghị định 13 được cho ra đời cách đây 4 năm nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên, ghi nhận tại các hội thảo mang tính sơ kết gần đây cho thấy các doanh nghiệp vẫn gian nan trong việc tiếp cận chính sách ưu đãi.
Đổi mới sáng tạo là một trong những “mắt xích" quan trọng cho sự phát triển. Chính vì thế, các tập đoàn công nghệ đã và đang nỗ lực đẩy mạnh hoạt động này.
Tự chủ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) ngày càng trở thành một xu hướng mới trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay cũng như trong tương lai. Việc tự chủ này xuất phát từ bối cảnh thế giới đã thay đổi và cạnh tranh chiến lược gia tăng.
Tỉnh Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2025 đạt mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân 6,5 đến 7%/năm, cùng với phát triển, mở rộng các hoạt động kinh tế, dự báo số lao động tăng từ 3-4%, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm 10-11%/năm.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ nhằm hoàn thiện thể chế về khoa học, công nghệ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Việt Nam tăng 2 bậc trong xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023, xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế.
Hội Tuyển khoáng Việt Nam và Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim phối hợp tổ chức Hội nghị Khoa học công nghệ tuyển khoáng toàn quốc lần thứ VI với chủ đề “Chế biến và sử dụng khoáng sản ở Việt Nam gắn với phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
Đối với Việt Nam, khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu, là đột phá chiến lược. Việt Nam hiện đang là một trong bốn nước đi đầu thúc đẩy mô hình chuyển đổi năng lượng công bằng với mục tiêu trở thành trung tâm chuyển đổi năng lượng xanh của khu vực.
Khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) góp phần quan trọng trong xây dựng, phát triển giá trị văn hóa, xã hội, đất nước con người Vĩnh Long. Đồng thời, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và ban hành chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Techfest Hải Phòng 2023 là dịp để tìm kiếm tài năng khởi nghiệp, kết nối doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam và Hàn Quốc.
Cơ sở giáo dục đại học là nơi phát triển và nuôi dưỡng tri thức. Hệ thống giáo dục đại học luôn cần có sự gắn kết với khoa học, công nghệ. Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục đại học phải tiếp cận và là tiền đề cho đổi mới sáng tạo mới đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế có thể đăng ký tham dự, trình diễn sản phẩm, mở gian hàng, tư vấn chuyên gia... tại sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo 2023, ngày 29-30/9.
Câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo của EVNHCMC được ra đời nhằm phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu dự án khoa học công nghệ, góp phần vào việc nâng cao năng suất, hiệu quả ứng dụng công nghệ mới vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiêu chuẩn ISO 56000:2020 cung cấp các khái niệm cơ bản và nguyên tắc quản lý đổi mới sáng tạo; mô tả lý do tại sao các tổ chức, doanh nghiệp nên tham gia vào các hoạt động đổi mới sáng tạo; giới thiệu các khái niệm chính liên quan đến đổi mới sáng tạo; đưa ra các nguyên tắc, cơ sở để quản lý hiệu quả các hoạt động đổi mới sáng tạo và nền tảng của IMS trong tổ chức, doanh nghiệp.
Đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững là hai yếu tố quan trọng đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp về lâu dài, đồng thời giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cho nhà đầu tư và cộng đồng. Đổi mới sáng tạo còn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững.
Bộ tiêu chuẩn hướng dẫn ISO 56000 quản lý đổi mới sáng tạo cung cấp thông tin về quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi loại hình (bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ) một cách tổng thể, có hệ thống.
Tiêu chuẩn ISO 56002: 2019 thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 56000 về Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo (IMS), trong đó tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về việc thiết lập, triển khai, bảo trì và cải tiến liên tục IMS để áp dụng trong tất cả tổ chức, doanh nghiệp.