Thứ bảy, 21/12/2024 | 23:52
Với công suất thiết kế 10.000 tấn sản phẩm/năm, Công ty TNHH Thắng Lợi đang dần phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực đúc thép hợp kim cao.
Không chỉ đáp ứng mục tiêu nội địa hóa, các đề tài Viện Nghiên cứu Thiết kế Chế tạo Máy Nông nghiệp (Bộ Công Thương) thực hiện còn giúp doanh nghiệp chủ động sản xuất, giảm phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài.
Nhắc đến anh Nguyễn Văn Vinh – Tổ trưởng Tổ Giao nhận vận hành, Kho xăng dầu Bãi Cháy - Cảng dầu B12 (Petrolimex Quảng Ninh) – nhiều người nghĩ ngay đến người lao động cần mẫn, trách nhiệm và sáng tạo trong công việc. Những sáng kiến của anh đã được ghi nhận, ứng dụng vào thực tế, mang lại hiệu quả cao.
Trong năm 2020, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã nỗ lực tăng công suất các phân xưởng của Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất, tối đa lợi nhuận cho công ty trên 7,5 triệu USD/năm. Qua đó góp phần giúp BSR vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn nhất do ảnh hưởng kép của đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu.
Kết quả hoạt động thời gian qua đã chứng minh năng lực của Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô trong hoạt động đổi mới theo hướng tự chủ, hoàn thành tốt sứ mệnh là đơn vị nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực công nghiệp giấy tại Việt Nam.
Cuộc tham quan thực tế mô hình điểm tại Công ty Cổ phần Xuân Hòa, với sự có mặt của lãnh đạo và chuyên gia kỹ thuật thuộc các doanh nghiệp, hiệp hội, viện nghiên cứu, trường đại học đã cho thấy sức hút mạnh mẽ và sự lan tỏa không ngừng của mô hình điểm áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến hiện đại.
“Giải pháp loại bỏ tạp chất kim loại sắt và canxi trong nguyên liệu của phân xưởng RFCC” của Nhóm cải tiến thuộc Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã đạt giải Ba tại Vòng chung kết Cuộc thi “Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương” năm 2020 do Bộ Công Thương tổ chức. Nhóm cải tiến BSR cũng được bình chọn là Nhóm cải tiến năng suất chất lượng được yêu thích nhất cuộc thi.
Tham gia tranh tài tại Vòng chung kết Cuộc thi “Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương” năm 2020, Nhóm cải tiến đến từ Chi nhánhTổng Công ty Khí Việt Nam - Công ty Khí Cà Mau đã trình bày “Giải pháp cung cấp nguồn khí Permeate Gas dư từ Nhà máy Xử lý khí Cà Mau sử dụng cho Nhà máy Đạm Cà Mau” và đạt giải Ba chung cuộc.
“Nhóm giải pháp Lưới điện thông minh – Chuyển đổi số - Cách mạng 4.0” của Nhóm cải tiến - Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN HANOI) là một trong 12 giải pháp cải tiến xuất sắc nhất lọt vào Vòng chung kết Cuộc thi “Nhóm Cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020”.
Tham dự Vòng chung kết Cuộc thi “Nhóm Cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020”, Nhóm cải tiến Năng suất vượt trội – Xí nghiệp Ắc quy Đồng Nai - Công ty Cổ phần Pin Ắc quy Miền Nam (PINACO) đã trình bày Dự án “Cải tiến năng suất dây chuyền lắp ráp bình xe gắn máy tại Xí nghiệp Ắc quy Đồng Nai".
Công ty CP Pin ắc quy miền Nam (Pinaco) vừa giành vị trí quán quân tại vòng chung kết cuộc thi “Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương” năm 2020.
Tại Vòng chung kết Cuộc thi “Nhóm cải tiến Năng suất chất lượng ngành Công Thương” năm 2020, Nhóm Nghiên cứu, Cải tiến, Tổ chức sản xuất thuộc Tổng Công ty May 10 – CTCP đã xuất sắc vượt qua các đội thi khác để giành vị trí Á quân với với giải pháp “Bộ giáo án đào tạo phương pháp may cơ bản bằng hình ảnh các chủng loại sản phẩm: Sơ mi, Veston, Quần âu”.
Xuất phát từ thực tế việc dây chuyềnsản phẩm bi phốt phát sinh nhiều lỗi chất lượng và năng suất lao động của dây chuyền còn thấp, Nhóm cải tiến FMC thuộc Công ty Cổ phần Cơ khí Phổ Yên đã được thành lập nằm “Cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng nhóm sản phẩm bi phốt”.
Ngày 21/12/2020, Bộ Công Thương đã tổ chức "Diễn đàn Năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020". Đây là một trong những hoạt động của nhiệm vụ "Tuyên truyền, phổ biến nhân rộng các kết quả triển khai hoạt động cải tiến năng suất, nâng cao chất lượng của ngành Công Thương" mà Bộ Công Thương giao cho Tạp chí Công Thương phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) thực hiện.
Năm 2020 là năm các doanh nghiệp VN nói chung và doanh nghiệp Dệt May nói riêng gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt là đại dịch Covid-19 khiến kinh tế thế giới chao đảo, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Dệt May mà Tổng công ty May 10 (May 10) không phải là ngoại lệ.
Ngày 30/12, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH) phối hợp với Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tổ chức lễ tổng kết và trao giấy chứng nhận cho 100 học viên hoàn thành khóa “Đào tạo quản lý, hỗ trợ kỹ thuật, cải tiến sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm và xử lý môi trường cho các doanh nghiệp ngành dệt may năm 2020”.
Bằng nguồn cảm hứng của hành trình 45 năm không ngừng sáng tạo - không ngừng bứt phá, Nhóm cải tiến đến từ Xí nghiệp Ắc quy Đồng Nai thuộc Công ty Cổ phần Pin Ắc quy Miền Nam (PINACO) với giải pháp “Cải tiến năng suất dây chuyền lắp ráp bình xe gắn máy tại Xí nghiệp Ắc quy Đồng Nai" đã xuất sắc giành vị trí Quán quân tại vòng Chung kết Cuộc thi “Nhóm cải tiến Năng suất chất lượng ngành Công Thương” năm 2020.
Tính đến hết giai đoạn 2012 – 2020 của Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp" do Bộ Công Thương chủ trì triển khai, đã có 468 mô hình điểm áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến hiện đại được triển khai xây dựng. 99,3% doanh nghiệp được hỏi đánh giá các hoạt động thuộc Dự án đem lại hiệu quả tích cực, giúp đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe vè hệ thống quản lý, chất lượng sản phẩm của nhà nhập khẩu, chuỗi cung ứng, qua đó cải thiện đáng kể hiệu quả kinh
Giải pháp “Cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng nhóm sản phẩm bi phốt” của Nhóm cải tiến - Công ty Cổ phần Cơ Khí Phổ Yên (FOMECO) là một trong 12 giải pháp, sáng kiến, cải tiến xuất sắc nhất lọt vào Vòng Chung kết Cuộc thi “Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020”.
Cuộc thi Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020 được tổ chức thành 2 vòng chấm thi. Vòng sơ khảo lựa chọn chấm điểm 36 hồ sơ của các nhóm cải tiến năng suất chất lượng, lựa chọn ra 12 nhóm cải tiến có những giải pháp – nghiên cứu sáng tạo, có tính ứng dụng cao, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội nổi bật tham dự Vòng chung kết. Tại Vòng chung kết, 12 nhóm cải tiến xuất sắc nhất đã thuyết trình trực tiếp các giải pháp, hiệu quả trước Hội đồng giám khảo.