Thứ bảy, 21/12/2024 | 21:29
Các nhà khoa học của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đã nghiên cứu chế tạo thành công chế phẩm Bacteriocin có hoạt tính cao, giúp tăng cường bảo quản rau, củ, quả lên 1,5 - 2 lần.
Xử lý nước thải làng nghề tại Việt Nam từ lâu đã là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm, bằng những phương pháp phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương và đặc trưng của từng loai nước thải.
Trong bài báo này, các tác giả đã chế tạo các mẫu chế phẩm sinh học (BN) từ nhựa dầu nghệ kết hợp với nano bạc và chitosan, đồng thời khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất BN. Kết quả nghiên cứu quá trình sản xuất BN gồm thành phần, phụ gia, tỷ lệ phối trộn, các thông số công nghệ đã được tính toán và thử nghiệm để có được chế phẩm nano có độ bền và phân tán cao nhất.
Ngành công nghệ sinh học nước ta đã có bước phát triển nhanh, đạt được nhiều thành tựu quan trọng; ứng dụng ngày càng rộng rãi trong đời sống xã hội, tạo đột phá trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, y dược, môi trường.
Các cán bộ của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thuộc Sở KH&CN tỉnh Sóc Trăng đã sản xuất thành công 2 chế phẩm sinh học là Sta.EM-Pro và Sta.EM-Detox có chất lượng cao, góp phần kiểm soát môi trường nuôi thủy sản theo hướng bền vững.
Mắc ca là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng, như vitamin, lipid, protein và các chất khoáng. Trong thành phần protein của hạt mắc ca có hơn 20 loại acid amin, trong đó có 10 acid amin không thay thế… Hàm lượng lipid trong hạt mắc ca chiếm khoảng 78,20%, trong đó acid béo không no chiếm 84% tổng lipid. Mục tiêu của nghiên cứu này là nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học để tách vỏ quả mắc ca.
Xử lý rác thải polymer, plastic (chất dẻo) là vấn đề đau đầu của nhiều nước trên thế giới, mới đây các nhà khoa học VN đã đưa ra những giải pháp xử lý sinh học thân thiện với môi trường.
Chế phẩm sinh học từ dịch chiết lá cây thầu dầu và lá cây thuốc cá giúp giảm giá thành sản xuất, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, mang lại hiệu quả cao.
Qua quá trình triển khai đề tài “Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học để phân hủy nhựa cây trong dăm mảnh gỗ keo, bạch đàn làm nguyên liệu sản xuất bột giấy thân thiện môi trường tại Việt Nam” đã cho thấy tiềm năng lớn trong việc sử dụng các chế phẩm sinh học cho xử lý nhựa của dăm mảnh nguyên liệu giấy.
Khi hóa chất, kháng sinh ngày càng bị “thất sủng” trong nuôi trồng thủy sản, sự phát triển của chế phẩm sinh học là tất yếu. Thế nhưng, hiện nay, công tác quản lý mặt hàng này vẫn rất gian nan.
Sản phẩm sinh học phòng trị bệnh đốm nâu trên cây thanh long của ông Lê Tấn Hưng – Công ty TNHH Sinh học Phương Nam được xem là cứu cánh cho người nông dân ở những vùng trồng thanh long lớn.
Chế phẩm sinh học này giúp tăng cường khả năng phục hồi và thúc đẩy quá trình tự làm sạch trong các đầm, ao nuôi tái sử dụng nước; loại bỏ ngay mầm bệnh ngay từ ban đầu, nâng cao năng suất và chất lượng nuôi trồng thủy sản.
Sản phẩm của công trình nghiên cứu là một chế phẩm có thể sản xuất nhanh, đáp ứng tại chỗ khi có sự cố tràn dầu xảy ra tại Việt Nam cần xử lý bằng phương pháp sinh học.
Bên cạnh các kỹ thuật làm sạch dầu tràn bằng phương pháp vật lý và hóa học, giải pháp làm sạch dầu triệt để và thân thiện môi trường bằng con đường sinh học cần được nghiên cứu để cung cấp đủ luận cứ khoa học cho triển khai áp dụng khi sự cố xảy ra.
Mục tiêu của nghiên cứu này là sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học để tách vỏ quả mắc ca. Sử dụng phương pháp khuếch tán đĩa thạch, phương pháp DNS, phương pháp định danh nấm mốc
TS. Lê Đại Vương (Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế); TS. Võ Văn Quốc Bảo (Đại học Nông lâm Huế) cùng các cộng sự đã dày công nghiên cứu thành công chế phẩm sinh học từ tinh bột sắn có thể giúp hoa quả tươi lâu 35 ngày, thân thiện môi trường và an toàn cho sức khỏe con người.
Sử dụng chế phẩm sinh học thay thế hóa chất truyền thống trong khâu chuẩn bị thuộc da là hướng nghiên cứu quan trọng và cấp thiết hiện nay của ngành Da Giầy.
Vừa qua, được sự hỗ trợ của ngân sách KH&CN thành phố Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên đã thực hiện thành công hai mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Fito Biomix RR xử lý rơm rạ thành mùn hữu cơ tại xã Thủy Triều và xã Trung Hà.