Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ hai, 20/05/2024 | 00:45

Thứ hai, 20/05/2024 | 00:45

Tin KHCN

Cập nhật lúc 10:46 ngày 20/07/2013

Sản xuất sạch hơn trên toàn quốc

10 năm vừa qua, công tác triển khai áp dụng SXSH tại Việt Nam đã có được những thành công đáng kể. Mặc dù vậy, việc triển khai SXSH vào thực tiễn quản lý môi trường trong công nghiệp vẫn còn rất nhiều tồn tại và thách thức. Bài viết này trình bày tổng quan tình hình triển khai SXSh trên phạm vi toàn quốc trong thời gian vừa qua.


Từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 2 năm 2011, Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp (CPI) đã thực hiện khảo sát số liệu nền cho các mục tiêu trong chiến lược sản xuất sạch hơn với 63 Sở Công Thương  và 9012 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên toàn quốc và thu được kết quả như sau:

Mục tiêu chiến lược

Mục tiêu giai đoạn  

 Hiện trạng 2010 

 2010-2015

 2016-2020

Tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp có nhận thức về sản xuất sạch hơn            

50%

90%

28%

Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn giảm được tiêu thụ năng lượng, nguyên nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm    

25%

50%

11%

 Mức độ giảm năng lượng, nguyên nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm     

5-8%

8-13% 

Đa dạng

Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về hoạt động sản xuất sạch hơn        

 

90%

-

 Tỷ lệ Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn sản xuất sạch hơn cho công nghiệp    

70%

90%

18%

     

Về việc đáp ứng mục tiêu 1 của chiến lược: Tỷ lệ cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức về SXSH

Tính đến thời điểm khảo sát, có 2509 doanh nghiệp, tương ứng 28% doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên toàn quốc có nhận thức về SXSH với mức độ nhận thức khác nhau, từ việc nghe nói đến SXSH và nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích song hành kinh tế và môi trường của SXSH đến việc thực hiện áp dụng SXSH và đáp ứng mục tiêu chiến lược. 

So với mục tiêu chiến lược, có 10 tỉnh có trên 50% doanh nghiệp khảo sát có nhận thức về SXSH, gồm: Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Bình, An Giang, Bến Tre, Nghệ An, Lào Cai, Phú Thọ và Cần Thơ. Số liệu của tỉnh Đồng Nai quá hạn chế để đánh giá trong khảo sát này. Các tỉnh Đồng Tháp, Sơn La, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Yên Bái, Trà Vinh, Ninh Bình và Vĩnh Long có tỷ lệ nhận thức về SXSH gần sát mục tiêu chiến lược (trên 40%).

Sản xuất sạch hơn được biết đến tại hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp. Có 8 ngành sản xuất có trên 100 doanh nghiệp nhận thức về SXSH là dệt may, rau quả nông sản, mỏ và khai khoáng, xi măng-gạch-gốm, thủy sản, thực phẩm khác, gỗ-tre-nứa và nhựa-cao su.

Về việc đáp ứng mục tiêu 2 của chiến lược: Tỷ lệ cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH và kết quả

Tính đến thời điểm khảo sát có 1031 doanh nghiệp, tương ứng 11% doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên toàn quốc có áp dụng SXSH, trong đó 309 doanh nghiệp, tương ứng 3% doanh nghiệp khảo sát thu nhận được mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu giảm 5-8% (mục tiêu chiến lược giai đoạn 1).

Có 7 tỉnh, thành phố đáp ứng được mục tiêu 25% doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn, gồm: An Giang, Quảng Bình, Ninh Bình, Yên Bái, Cao Bằng, Hà Nội và Thái Nguyên.

Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi và thu được kết quả giảm trên 5% tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm tại hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp. Dệt may và xi măng-gạch-gốm có số lượng doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn lớn nhất (84 doanh nghiệp mỗi ngành), trong đó số lượng đạt mức tiêu thụ giảm nguyên nhiên liệu trên 5% tại 2 ngành này là 16 và 36.

Số liệu thu nhận được của Đồng Nai là rất hạn chế để đưa ra nhận định về hiện trạng hiểu biết và triển khai áp dụng SXSH tại tỉnh này.

Về việc đáp ứng mục tiêu 3 của chiến lược: Tỷ lệ các Sở Công Thương có cán bộ có năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH

Tính đến thời điểm khảo sát, có 12 Sở Công Thương có cán bộ có đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH, 50 Sở Công Thương có cán bộ có khả năng phổ biến, đào tạo về SXSH và 1 Sở Công Thương chưa xác định được năng lực SXSH.

Các Sở Công Thương có cán bộ có đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH là Hà Nội, Bến Tre, Phú Thọ, Quảng nam, Thái Nguyên, Hải Phòng, An Giang, Cần Thơ, Long An, Nghệ An, Bà Rịa-Vũng Tàu và Đăk Lăk.

Trong số 50 Sở Công Thương có khả năng phổ biến, đào tạo về SXSH, Sở Công Thương Vình Phúc chỉ có năng lực phổ biến, chưa có cán bộ có năng lực đào tạo SXSH.

Sở Công Thương chưa xác định được năng lực SXSH là Bình Phước do chưa đánh giá được năng lực cán bộ có hiểu biết về SXSH.

Phần lớn các Sở Công Thương có cán bộ có khả năng phổ biến, đào tạo về SXSH do hoạt động đào tạo giảng viên cho các Sở Công Thương năm 2010 của Hợp phần SXSH trong Công nghiệp thực hiện.

Toàn quốc có 390 cán bộ Sở Công Thương có hiểu biết về SXSH thông qua các kênh hội thảo, đào tạo hoặc thông tin đại chúng. Trong số đó, số cán bộ Sở Công Thương có khả năng hướng dẫn áp dụng SXSH còn hạn chế (17 người). Có nhiều Sở Công Thương chỉ có 1 cán bộ có năng lực hướng dẫn hoặc tuyên truyền/đào tạo về SXSH.

lên đầu trang