Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ hai, 20/05/2024 | 18:31

Thứ hai, 20/05/2024 | 18:31

Tin KHCN

Cập nhật lúc 14:03 ngày 23/11/2016

Đẩy mạnh sử dụng công nghệ cao

Việt Nam có nhiều tiềm năng về tự nhiên, địa lý, thổ nhưỡng cũng như nguồn lực chất xám để tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao (CNC). Tuy nhiên, kết quả phát triển công nghiệp CNC đến nay còn hạn chế, với biểu hiện manh mún, chất lượng không cao, tự phát và dàn trải cũng như thiếu bản sắc, sự bứt phá cần thiết. Vì vậy, cần có sự quan tâm, đầu tư và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp một cách thỏa đáng, đúng tầm, đúng yêu cầu và vai trò của công nghiệp CNC trong bối cảnh hội nhập.

Vậy phải làm sao để gia tăng chất lượng, giá trị gia tăng đối với mỗi sản phẩm công nghiệp cũng như tham gia xuất khẩu. Theo đó, các chuyên gia cũng khuyến nghị, cơ quan chức năng, nhất là giới DN và hộ gia đình cần tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin, tìm kiếm để nhận diện và nhân rộng những mô hình sản xuất CNC; tập trung đầu tư vào những sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh mạnh, độc đáo trên thị trường. Từ đó, từng bước nâng cao thu nhập, lợi nhuận…

Phía cơ quan chức năng cần làm tốt vai trò dẫn dắt thông qua công tác quy hoạch, xác định lộ trình phát triển từng loại sản phẩm một cách cụ thể, hợp lý. Muốn sản xuất lớn phải thực hiện liên kết, thay đổi hẳn cách thức sản xuất, tiếp cận các chuẩn mực của thị trường khu vực, quốc tế.

Định hướng đến năm 2020, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp có ứng dụng CNC sẽ gia tăng. Trong đó, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng CNC đạt khoảng 45% trong tổng GDP với tỷ lệ sản xuất trong nước chiếm khoảng 50% giá trị sản phẩm. Và sản xuất được trong nước một số sản phẩm công nghiệp CNC có khả năng cạnh tranh; đáp ứng khoảng 45% nhu cầu sản phẩm CNC thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước đồng thời đạt giá trị xuất khẩu khoảng 25% giá trị sản lượng.

Lan Anh

lên đầu trang