Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ hai, 20/05/2024 | 12:46

Thứ hai, 20/05/2024 | 12:46

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 14:19 ngày 09/05/2024

Nghiên cứu khả năng hấp thụ Zn2+ bằng khoáng sét Haloysit và giải hấp phụ, thu hồi kẽm bằng phương pháp kết tủa điện hoá

TÓM TẮT:
Haloysit vùng Thạch Khoán, Phú Thọ có dạng hình ống nano, có công thức hóa học khi ngậm nước là Al2Si2O5(OH)4.2H2O và khi ở dạng khử nước là Al2Si2O5(OH)4 với diện tích bề mặt riêng 20,152m2 /g. Trong bài báo này, haloysit được sử dụng để nghiên cứu khả năng hấp phụ ion Zn2+. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến dung lượng và hiệu suất hấp phụ Zn2+ đã được nghiên cứu. Hiệu suất và dung lượng hấp phụ Zn2+ đạt 67,09% và 2,24mg/g ở điều kiện: khối lượng haloysit 0,6g/50mL dung dịch, nồng độ ion Zn2+ ban đầu 40mg/L, pH 5,6, thời gian tiếp xúc 120 phút ở nhiệt độ phòng (25oC). Quá trình giải hấp phụ Zn2+ ra khỏi vật liệu hấp phụ và thu hồi Zn kim loại cũng được nghiên cứu. Hiệu suất thu hồi kẽm đạt 94,52% ở điều kiện thích hợp: cường độ dòng áp 7,5mA, thời gian điện phân 5 giờ, nhiệt độ 60oC. Đường đẳng nhiệt hấp phụ được nghiên cứu dựa trên hai mô hình Langmuir và Freundlich. Động học hấp phụ được nghiên cứu bằng hai mô hình động học giả bậc 1 và giả bậc 2.
Từ khóa: Haloysit, hấp phụion Zn2+, giải hấp phụ Zn2+, thu hồi Zn, kết tủa điện hóa.
Mẫu bột haloysit
Xem chi tiết: tại đây
Lê Thị Duyên1,4, Lê Thị Phương Thảo1,4, Nguyễn Viết Hùng1,4, Mai Văn Tiến2 , Nguyễn Thị Kim Phương2 , Vũ Lê Minh Thư3 , Nguyễn Thế Hữu5
1 Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Mỏ- Địa chất
2 Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
3 Lớp 11E khóa 54, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ
4 Nhóm nghiên cứu mạnh Hi-Tech CEAE, Trung tâm Phân tích, Thí nghiệm Công nghệcao, Trường Đại học Mỏ- Địa chất
5 Khoa Công nghệ Hóa, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Công nghiệp Hà Nội  Tập 59 - Số 6C
lên đầu trang