Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Chủ nhật, 29/09/2024 | 08:21

Chủ nhật, 29/09/2024 | 08:21

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 10:12 ngày 19/06/2024

Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng Hidrotalxit đến cấu trúc và đặc trưng tính chất vật liệu Compozit PVC/ Hidrotanxit

TÓM TẮT:
Vật liệu polyme comopozit PVC/HTMgAl được điều chế bằng cách trộn nóng chảy PVC với HTMgAl ở các hàm lượng khác nhau từ 2 đến 5% so với khối lượng PVC ở 195o C trong 5 phút và tốc độ 75 vòng/phút. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân tích ảnh hưởng của hàm lượng HTMgAl đến tương tác của các nhóm định chức trong vật liệu, cấu trúc và các tính chất khác như: mô-men xoắn, độ nhớt nóng chảy, mô đun đàn hồi,…. Bằng các phương pháp phân tích cấu trúc hiện đại như F-TIR, SEM đã chứng minh các hạt nano HTMgAl bám dính tốt và phân tán đều trong PVC, đồng thời cũng xuất hiện các liến kết hydro mới như: C=O...H-O-Mg, C=O...H-O-Al. Mẫu PVC/HTMgAl 3 có giá trị độ bền kéo đứt và mô men xoắn cao nhất tương ứng với 28,21MPa và 14,6Nm. Điều này chứng minh rằng vật liệu PVC/HTMgAl với hàm lượng 3% HTMgAl tối ưu nhất trong 3 loại compozit PVC/HTMgAl khác được khảo sát cùng điều kiện.
Từ khóa: Polyvinyl Clorua, PVC compozit, PVC/hidrotalxit, độ nhớt nóng chảy.
Ảnh FESEM của vật liệu PVC
Xem chi tiết: tại đây
Đàm Xuân Thắng, Nguyễn Quang Tùng, Ngô Thuý Vân (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội)
Nguyễn Thị Diệu Linh (Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ HaUI tập 59, số 1 (2/2023)
lên đầu trang