Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Chủ nhật, 08/09/2024 | 06:20

Chủ nhật, 08/09/2024 | 06:20

An toàn thực phẩm

Cập nhật lúc 08:46 ngày 16/07/2024

Tìm hiểu tổng quan nguyên liệu và quy trình sản xuất nui sấy

Bạn đã bao giờ nghe đến nui và muốn biết chính xác quy trình sản xuất nui sấy như thế nào không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng Foodnk khám phá từng bước của quy trình sản xuất nui từ những nguyên liệu đơn giản để tạo ra những chiếc nui nhỏ xinh này nhé!
Giới thiệu về nui sấy
Ngoài việc là một món ăn ngon, nui cũng có giá trị dinh dưỡng đáng kể. Nui là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một sản phẩm giàu dinh dưỡng và dễ dàng để chế biến món ăn hàng ngày. Nui, thành phần chính làm từ bột mì nên sẽ cung cấp nhóm chất đường bột là chính yếu.
Với nhịp sống hối hả ngày nay, đòi hỏi mọi thứ đều phải nhanh chóng và tiện lợi. Vì thế công nghệ sấy khô thực phẩm ra đời, giúp tối ưu thời gian bảo quản sản phẩm, đồng thời giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian chế biến. Do đó, sản phẩm nui sấy khô có độ ẩm thấp hơn nui tươi, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc. Điều này làm cho nui sấy có thể được bảo quản lâu hơn ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau mà không làm giảm chất lượng sản phẩm.
Do nui sấy có thể bảo quản lâu hơn và ít dễ bị hỏng hóc hơn nui tươi, việc vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ trở nên thuận tiện hơn. Điều này giúp giảm thiểu tỷ lệ hư hỏng và chi phí bảo quản trong quá trình vận chuyển. Nui sấy trước khi ăn, chỉ cần đun sôi khoảng 10 – 20 phút để làm chín nui và sau đó đã có thể bắt đầu chế biến thành các món ăn khác nhau.
Vai trò các nguyên liệu
1. Bột mì
Bột mì là thành phần chính để tạo nên cấu trúc cơ bản của nui. Bột mì được nhào cùng với nước và các thành phần khác để tạo thành một hỗn hợp bột nhào. Thông thường bột nhào của nui có độ ẩm thấp hơn so với bột nhào làm bánh mì.
2. Muối
Muối giúp tăng cường cấu trúc của bột nhào bằng cách tăng độ liên kết giữa các phân tử gluten trong bột mì. Điều này làm cho sợi nui có độ dai và độ bền cần thiết để chịu được quá trình ép đùn và sấy khô mà không bị gãy hoặc vỡ.
Đồng thời, muối ảnh hưởng đến khả năng hút nước của bột nhào, giúp kiểm soát quá trình hydrat hóa và độ ẩm của bột nhào. Điều này rất quan trọng để đảm bảo rằng bột nhào không quá ẩm hoặc quá khô, giúp quá trình ép đùn và sấy khô diễn ra suôn sẻ. Và muối còn có tính chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp kéo dài thời gian bảo quản của nui bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
3. Trứng
Trứng là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất chủ yếu nên góp phần làm tăng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Nhờ màu vàng của trứng, tạo thêm hương vị thơm ngon và giúp tạo màu vàng tự nhiên cho nui, làm sản phẩm hấp dẫn hơn về mặt thị giác.
Trứng giúp kết dính các thành phần bột với nhau, tạo nên khối bột nhào đồng nhất và dẻo dai, dễ dàng trong việc ép đùn và tạo hình. Protein trong trứng giúp tăng cường cấu trúc của nui, làm cho nui có độ dai và độ bền cơ học tốt hơn sau khi nấu.
4. Phụ gia sản xuất
Các phụ gia như bột nở, phụ gia cấu trúc được sử dụng để tăng cường độ dẻo và cấu trúc của bột nhào. Các phụ gia giúp cải thiện khả năng xử lý của bột, tăng tính nhớt và độ dẻo, đồng thời cũng ổn định cấu trúc bột nhào. Chúng cũng có thể cung cấp độ bền và độ đàn hồi cho sản phẩm cuối cùng.
Thuyết minh quy trình
1. Trộn khô
Bột mì, nước, đường, trứng và phụ gia được trộn đều với nhau trong một máy trộn để tạo thành hỗn hợp bột khô nguyên liệu. Việc trộn khô phải đảm bảo hỗn hợp được trộn đồng đều.
2. Nhào ướt
Đây là quá trình trộn các nguyên liệu chính như bột mì, muối, trứng với nhau để tạo thành hỗn hợp nhão và mịn. Biến đổi chủ yếu là sự hòa trộn đều các thành phần để tạo cảm giác nhẹ nhàng và độ bóng cho bánh.
3. Ép tạo hình
Hỗn hợp bột mì sau khi đã được trộn đều được đưa qua máy ép hoặc máy đùn để tạo hình dạng nui. Máy ép sẽ định hình và đẩy hỗn hợp qua các khuôn để tạo ra hình dạng và kích thước mong muốn.
4. Sấy khô
Sau khi tạo hình, nui sẽ được sấy khô để loại bỏ độ ẩm và giữ cho bánh có độ bền lâu dài. Quá trình sấy khô giúp bánh cứng lại và giữ được hình dạng ban đầu. Biến đổi chính là sự mất nước từ bánh, khiến cho nó trở nên cứng và bền hơn.
5. Làm nguội
Sau khi sấy khô, nui cần được làm mát trước khi đóng gói. Nếu nui được đóng gói khi còn nóng, hơi nước bên trong bao bì có thể ngưng tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của sản phẩm.
6. Đóng gói
Cuối cùng, các nui cần được đóng gói vào bao bì thích hợp, như túi zip hoặc hộp giấy, để bảo quản và vận chuyển. Việc đóng gói phải đảm bảo sự bền vững và an toàn của sản phẩm trong suốt quá trình lưu trữ và vận chuyển.
Nguồn: foodnk.com
lên đầu trang