Bánh Pía là đặc sản của Sóc Trăng nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung. Loại bánh này có đa dạng hương vị qua các nguyên liệu khác nhau. Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên liệu làm bánh Pía nhé!
Nguyên liệu làm bánh Pía
Các nguyên liệu của một chiếc bánh Pía rất đơn giản. Hầu hết đó là những nguyên liệu quen thuộc và khá thông dụng trong ẩm thực làm bánh.
Bánh Pía
Bột mì
Cũng như các loại bánh nói chung, bột mì là nguyên liệu cơ bản nhất của chiếc bánh Pía. Thực tế có nhiều loại bột mì, thế nhưng chỉ bột mì đa dụng (bột mì số 11) hoặc bột mì số 8 mới được sử dụng để làm bánh Pía. Loại bột này sẽ tạo cho bánh có độ mềm, ẩm đủ tiêu chuẩn của lớp vỏ bánh. Thêm vào đó, nhờ quá trình phối trộn bột nhào mà tạo cho vỏ bánh có nhiều lớp xếp chồng lên nhau.
Ngoài ra, tùy theo nhà sản xuất mà bột bắp cũng có thể được sử dụng để phối trộn với bột mì. Tất nhiên, tỉ lệ sẽ ít hơn bột mì làm nguyên liệu chính.
Chất kết dính
Trong ẩm thực, trứng gà sẽ là chất kết dính hoàn hảo nhất. Tuy nhiên đối với bánh Pía thường chỉ sử dụng lòng đỏ trứng là chủ yếu. Nó sẽ được thêm vào khối bột nhào để tạo liên kết bền cho vỏ bánh làm ra.
Mặc khác, khi thực hiện nướng bánh Pía, lòng đỏ trứng gà sẽ được trộn với mỡ lợn có hoặc không cần thiết) để quết một lớp mỏng lên bề mặt bánh. Điều này sẽ giúp mặt vành trong đẹp mắt hơn.
Chất tạo màu
Trong quy trình sản xuất bánh Pía, chất tạo màu sẽ được sử dụng ở công đoạn sau cùng, cụ thể là màu đỏ. Màu đỏ này chủ yếu từ màu thực phẩm tự nhiên. Theo đó, chất tạo màu đỏ sẽ được in chữ hoặc chấm nhỏ lên mặt bánh. Ngày nay, đa phần các nhà sản xuất bánh Pía đều đóng dấu nhãn hiệu riêng lên mặt bánh.
Chất tạo màu sẽ được sử dụng để in lên bề mặt bánh Pía
Đối với bánh Pía của người Triều Châu thì sẽ không sử dụng in màu thực phẩm lên mặt bánh. Thay vào đó, lớp mè đã rang chín sẽ được điểm lên mặt bánh.
Chất tạo béo
Chiếc bánh Pía có độ béo vừa phải khi thành phẩm. Độ béo này đến từ mỡ lợn. Theo đó, mỡ lợn dạng lỏng sẽ được cho vào bột bánh để nhào thành vỏ. Còn khối mỡ lợn sẽ được thái nhỏ để làm nhân bánh. Đối với bánh Pía chay hoặc không thích mỡ lợn thì nguyên liệu này có thể không sử dụng.
Ngoài mỡ lợn, người ta vẫn có thể thay thế bằng dầu thực vật. Tất nhiên chúng chỉ được sử dụng trong khâu bột nhào.
Vị bánh
Bánh Pía nhân đậu xanh được cho là loại bánh nguyên bản nhất. Vì vậy đậu xanh sẽ là nguyên liệu góp phần làm cho chiếc bánh Pía có vị hoàn hảo nhất. Ngày nay, các loại nhân khác như sầu riêng, khoai, trà xanh,… cũng được dùng kèm với nhân đậu xanh. Thậm chí nó còn được thay thế hẳn cho đậu xanh để làm nên vị bánh Pía hiện đại.
Chất tạo ngọt
Đường cát trắng hoặc đường dạng syrup sẽ là nguyên liệu góp phần tạo vị ngọt của bánh Pía làm ra. Việc sử dụng nguyên liệu này cũng quyết định đến quá trình trình bảo quản bánh. Cụ thể, đối với bánh có độ ngọt vừa phải có thể bảo quản từ 5 – 7 ngày. Nếu bánh có độ ngọt tăng lên thì thời gian bảo quản bánh cũng được kéo dài hơn.
Trứng muối
Lòng đỏ trứng muối là nguyên liệu cũng không thể thiếu để làm nên chiếc bánh Pía. Nhân bánh sẽ sử dụng một trứng muối. Song, trứng muối phải được làm chín bằng nhiệt mới cho vào nhân bánh.
Trứng muối được dùng làm nhân bánh Pía
Tuy nhiên, cũng giống với mỡ lợn, nguyên liệu này sẽ không dùng đến cho bánh Pía loại chay.
Tạm kết
Có thể thấy, nguyên liệu làm bánh Pía có thể thay đổi tùy thích theo người dùng. Tuy nhiên, vẫn có những nguyên liệu không thể thay thế để giữ lại vị đặc trưng của bánh. Tuy là nguyên liệu “dễ” thế nhưng người làm phải biết cách sử dụng sao cho đúng. Đó là về việc sử dụng hàm lượng như thế nào, xử lý nguyên liệu đó ra sao,… để cuối cùng cho chiếc bánh Pía chuẩn nhất.
Nguồn: foodnk.com