Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 18/05/2024 | 15:48

Thứ bảy, 18/05/2024 | 15:48

Tin KHCN

Cập nhật lúc 10:20 ngày 09/09/2014

Không ngừng tiếp cận và đưa KHCN tiên tiến thế giới vào ngành mỏ Việt Nam

Khoa học công nghệ (KHCN) là lực đẩy để  ngành Than – Khoáng sản tăng tốc, vì vậy đầu tư KHCN luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Tập đoàn đặc biệt quan tâm nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển bền vững.

Để thực hiện được hiệu quả nhiệm vụ KHCN rất “nặng nề” trong thời gian tới có rất nhiều giải pháp, nhưng theo tôi có ba giải pháp lớn mang tính then chốt cần được ưu tiên hàng đầu. Đó là:

Thứ  nhất, toàn bộ hệ thống lãnh đạo từ Hội đồng thành viên, lãnh đạo điều hành, các đơn vị nghiên cứu, tư vấn thiết kế đến các công ty thành viên cần tập trung chỉ đạo, thực hiện dứt điểm một số nhiệm vụ KHCN mang tính đột phá để mở ra hướng phát triển mới trong sản xuất. Vấn đề trước mắt và có thể dài hơi là Tập đoàn tiếp tục đầu tư nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa công nghệ khấu than trong lò chợ để từ nay đến năm 2015, ở mỗi mỏ có từ một đến hai lò chợ cơ giới hóa khấu than với công nghệ và thiết bị phù hợp. Phải đặt nó là nhiệm vụ trọng tâm số 1. Mô hình mỏ hầm lò sẽ là: Một mỏ có từ một, hai đến ba lò chợ cơ giới hóa với công suất tối thiểu đạt 300.000 - 400.000 tấn/năm, kết hợp với các lò chợ chống vì chống thủy lực với công suất 150.000 - 200.000 tấn/năm. Đây vừa là nhiệm vụ KHCN, vừa là nhiệm vụ chỉ đạo điều hành sản xuất của Tập đoàn chứ không phải chỉ của riêng những nhà khoa học.

Tiếp đến cần xây dựng luận cứ, cơ sở khoa học cho sự phát triển khai thác vùng than đồng bằng sông Hồng. Theo đó cần triển khai ngay một dự án KHCN cấp Nhà nước về thiết kế, xây dựng và khai thác thực nghiệm một mỏ hầm lò, để triển khai các nghiên cứu cần thiết nhằm làm rõ các vấn đề đặt ra với khai thác than đồng bằng sông Hồng. 

Ông Lê Minh Chuẩn - Tổng giám đốc Tập đoàn CN Than – Khoáng sản VN

Thứ hai, cần tiếp tục nghiên cứu, khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ khoa học công nghệ. Từ trước đến nay việc sử dụng nguồn quỹ này rất hạn chế, nó liên quan đến rất nhiều vấn đề. Do đó, để giải quyết được vấn đề này, các đơn vị phải đề xuất được những nhiệm vụ KHCN có tính chất thực tiễn, sát thực với sản xuất.

Thứ ba, tập trung tăng cường tiềm lực KHCN của Tập đoàn. Đó là đầu tư cơ sở vật chất cho các Viện nghiên cứu để giải quyết các vấn đề công nghệ trong các lĩnh vực hoạt động đáp ứng được chiến lược dài hơi của Tập đoàn. Sẵn sàng giải quyết những nhiệm vụ KHCN mang tính đột phá để tăng tốc. Và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là phải tiếp tục đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ, tăng cường đào tạo ở nước ngoài, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và không ngừng tiếp cận và đưa KHCN tiên tiến thế giới vào ngành mỏ Việt Nam.

 Lê Minh Chuẩn - Tổng giám đốc Tập đoàn CN Than – Khoáng sản VN

 

 

lên đầu trang