Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ hai, 20/05/2024 | 20:53

Thứ hai, 20/05/2024 | 20:53

Tin KHCN

Cập nhật lúc 08:13 ngày 08/03/2021

Tìm hướng đi bền vững cho công nghiệp

Bộ Công Thương đang tập trung rà soát các dự án sản xuất, đặc biệt là các dự án sản xuất hàng công nghiệp lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
"Đầu kéo" tăng trưởng kinh tế
Theo Bộ Công Thương, dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở trong nước và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã tạo thêm động lực cho các lĩnh vực của nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Khuyến khích tập đoàn kinh tế tư nhân lớn đầu tư phát triển công nghiệp
Mặc dù, sản xuất công nghiệp tháng 2/2021 giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước do số ngày làm việc của tháng 2 năm nay ít hơn 8 ngày và ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại một số địa phương, song nhờ mức tăng cao trong tháng 1 nên tính chung 2 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp vẫn tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
Với kết quả này, ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) - cho rằng, ngành công nghiệp vẫn là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, đơn cử trong giai đoạn 2016-2019, riêng ngành công nghiệp đã đóng góp 30% GDP, là nhóm ngành đóng góp về ngân sách lớn nhất.
Cơ cấu nhóm ngành có sự thay đổi rất tích cực. Cụ thể, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng, tránh phụ thuộc tỷ trọng vào ngành khai khoáng. Nhiều nhóm ngành có sự phát triển rất nhanh như: Điện tử, dệt may, da giày... có giá trị xuất khẩu đứng "top" trong khu vực và thế giới.
Thời gian vừa qua, Việt Nam đã thành lập được nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân lớn như Thaco, Thành Công, Vinfast... Điều đó thể hiện đường lối đúng đắn trong khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào phát triển công nghiệp.
Chú trọng các dự án công nghiệp phục vụ xuất khẩu
Bộ Công Thương đang tập trung vào một số giải pháp lớn nhằm khai thác các tiềm năng và thế mạnh để đưa nền công nghiệp Việt Nam hướng tới mục tiêu tạo ra giá trị gia tăng cao hơn; phối hợp với các bộ, ngành tập trung xây dựng chính sách và giải pháp phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên có tiềm năng và cơ hội phát triển như: Công nghiệp ôtô, dệt may, da dày, điện tử, khoáng sản, công nghiệp hỗ trợ.
Cụ thể, Bộ sẽ tập trung rà soát các dự án sản xuất, đặc biệt là các dự án sản xuất hàng công nghiệp lớn phục vụ cho xuất khẩu; kịp thời tháo gỡ khó khăn để sớm đưa các dự án vào vận hành, tạo năng lực cho phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.
Ông Phạm Tuấn Anh cho biết, Cục Công nghiệp sẽ triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho 2 trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Bắc và phía Nam. Bên cạnh đó, cục sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch làm việc với một số địa phương có lợi thế phát triển công nghiệp để hướng dẫn triển khai các chính sách phát triển công nghiệp.
Đồng thời, Bộ cũng đề xuất các chính sách để ưu đãi phù hợp, đặc biệt đối với ngành dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ... và các ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19; có cơ chế khuyến khích sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian trong nước thay thế nhập khẩu. Đặc biệt, chú trọng thúc đẩy tái cơ cấu các chuỗi liên kết để phục vụ cho sản xuất công nghiệp theo hướng bền vững hơn với một số đối tác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... tránh phụ thuộc quá lớn vào một hoặc một số ít đối tác, thị trường.
Cục Công nghiệp sẽ phối hợp với các đơn vị phụ trách thị trường khu vực và các thương vụ tăng cường công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, kết nối và đẩy mạnh chuỗi sản xuất toàn cầu, khai thác tốt các FTA.
Theo Báo Công Thương
lên đầu trang