Chủ nhật, 22/12/2024 | 12:03
Bài báo trình bày ba nội dung nghiên cứu chính: nghiên cứu tổng hợp về các công nghệ pin xe điện điển hình đã và đang được sử dụng, nghiên cứu các mô hình mô phỏng pin và thực hiện mô phỏng tính toán hiệu suất của pin trên một cấu hình xe cụ thể.
Trong 11 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về trạm sạc xe điện được Bộ KH&CN ban hành, có 9 tiêu chuẩn về trạm sạc và 2 tiêu chuẩn về hoàn đổi pin xe điện.
Bài báo đề xuất phương pháp biến đổi DC – DC hai chiều sử dụng logic mờ để điều khiển quá trình sạc điện và xả điện cho pin giúp dòng điện ổn định, điện áp ổn định, hay cung cấp nguồn khẩn cấp cho thiết bị ngoài.
Trong quá trình hoàn thiện hệ thống TCVN và QCVN về xe điện, cần ưu tiên phát triển các TCVN và QCVN về hệ thống trạm sạc, hệ thống sạc nhanh, trạm đổi pin…
Việc xây dựng các quy trình kiểm định, quy trình thử nghiệm thiết bị sạc điện cho xe điện nhằm thống nhất hoạt động kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo, đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác của phép đo, kết quả đo đối với phương tiện đo này khi dùng cho mục đích định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường...
Trong nghiên cứu này, các tác giả thực hiện mô hình hóa và đánh giá các đáp ứng điều khiển thời gian thực của trạm sạc xe điện hai bánh với kế hoạch sạc dài hạn có được từ giải thuật phân bổ công suất trong ca làm việc. Nghiên cứu này nhằm bổ sung và củng cố tính khả thi của giải thuật lập kế hoạch sạc dài hạn cho trạm sạc xe điện.
Bài báo này trình bày thực trạng phát triển ô tô tại Việt Nam và các yếu tố tác động đến sự phát triển xe điện qua hội thảo chuyên gia, đề xuất giải pháp lâu dài thông qua bài học từ các quốc gia như Thái Lan, Indonesia.
Việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống TCVN đầy đủ có vai trò quan trọng giúp các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý chất lượng với đối tượng xe điện.
Các nhà hoạch định chính sách cần tính toán, cân nhắc để định hình tương lai cho phát triển xe điện. Chúng ta không nên chạy theo một mô hình nào đó trên thế giới, bởi mỗi nước có một điều kiện khác nhau.
Công nghệ sạc xe điện (Electric Vehicle - EV) đang phát triển sôi động, trong đó có công nghệ sạc hai chiều đã lên kệ. Nó được sử dụng để cung cấp năng lượng cho ngôi nhà, đưa năng lượng trở lại lưới điện, thậm chí cung cấp nguồn điện dự phòng trong trường hợp mất điện hoặc khẩn cấp.
Hơn 1 nghìn bộ pin xe điện cũ đang được tái sử dụng để lưu trữ năng lượng mặt trời và kết nối với lưới điện của bang California, Mỹ. Công nghệ tiên phong này được kỳ vọng sẽ giảm đáng kể chi phí lưu trữ năng lượng không có carbon.
Thời gian tới, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về xe điện, thúc đẩy việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.
Bộ Công Thương đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sớm ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn về yêu cầu thiết kế, lắp đặt, vận hành đối với trụ/trạm sạc xe điện.
Ngày 8/12, tại Lễ công bố và trao giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam 2022”, Trung tâm Sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực miền Trung (CPCEMEC, thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung - EVNCPC) có hai sản phẩm đoạt giải.
Trong xu hướng phát triển bền vững, sử dụng xe điện đã và đang được các nước chú trọng. Tuy nhiên, để xe điện có thể hoạt động hiệu quả thì hệ thống trạm sạc cần phải được đồng bộ với mật độ dày đặc. Chính vì vậy, việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho trạm sạc trở thành vấn đề tiên quyết.
Công nghệ sạc xe điện (Electric Vehicle - EV) đang phát triển sôi động, trong đó có công nghệ sạc hai chiều đã lên kệ. Nó được sử dụng để cung cấp năng lượng cho ngôi nhà, đưa năng lượng trở lại lưới điện, thậm chí cung cấp nguồn điện dự phòng trong trường hợp mất điện hoặc khẩn cấp.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Công ty TNHH Dịch vụ và Kinh doanh VinFast (VinFast) vừa ký thỏa thuận hợp tác kinh doanh hệ thống trạm sạc xe điện tại hệ thống cửa hàng xăng dầu của Petrolimex.
Tại Việt Nam, hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về xe điện hiện đã có nhưng chưa bắt kịp những phát sinh, thay đổi trong xu hướng sử dụng thực tiễn. Qua đó, cần phải có những giải pháp trong xây dựng TCVN và QCVN, góp phần tạo nên hàng rào kỹ thuật để kiểm soát, ngăn chặn các kiểu loại xe có chất lượng thấp xâm nhập vào Việt Nam.
Rất đa dạng như dùng xe điện tốn bao nhiêu tiền, pin xe điện chạy được bao lâu, cho đến xe điện sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế chung và tương lai ô tô điện sẽ ra sao nếu lệnh cấm ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2035…? Bài tổng hợp dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ trả lời cho chúng ta những câu hỏi này.
Với chủ trương thúc đẩy sử dụng các loại phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, các tiêu chuẩn về hệ thống trạm sạc và thiết bị sạc là cơ sở hạ tầng thiết yếu để mở rộng và phát triển ngành công nghiệp xe điện ở Việt Nam hiện nay.